Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (7/3- 13/3/2022):

EU mạnh dạn đồng ý loại bỏ dần nhiên liệu của Nga - khó khăn hay thuận lợi đối với thị trường năng lượng thế giới?

09:32 | 13/03/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thị trường năng lượng thế giới tuần qua với những sự kiện chính: "Gánh nặng" trước thềm Hội nghị năng lượng khi thị trường đang hỗn loạn; Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ không thể ngăn Trung Quốc mua dầu từ Nga; Các nhà lãnh đạo EU đồng ý loại bỏ dần nhiên liệu của Nga...
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (28/2- 6/3/2022): Xung đột quân sự và những rào cản, khó khăn của ngành năng lượng NgaNhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (28/2- 6/3/2022): Xung đột quân sự và những rào cản, khó khăn của ngành năng lượng Nga
Nga tấn công vào căn cứ Ukraine gây biến động mạnh chưa từng có trên thị trường năng lượngNga tấn công vào căn cứ Ukraine gây biến động mạnh chưa từng có trên thị trường năng lượng
EU mạnh dạn đồng ý loại bỏ dần nhiên liệu của Nga - khó khăn hay thuận lợi đối với thị trường năng lượng thế giới?
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua 7/3- 13/3/2022. Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Gazprom tiếp tục đặt thêm công suất bơm khí qua Ba Lan

3,13 triệu mét khối mỗi giờ đã được chào bán tại phiên đấu giá buổi tối và Nga đã đặt trước khoảng 43,3% công suất đó để vận chuyển khí đốt từ ​​22 giờ đêm 6/3 đến 8 giờ sáng 7/3 (giờ Moscow).

"Gánh nặng" trước thềm Hội nghị năng lượng khi thị trường đang hỗn loạn

Hội nghị năng lượng sẽ họp trở lại Houston trong tuần này khi cuộc tiến quân của Nga vào Ukraine gây ra cú sốc về giá dầu đối với nền kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, các giám đốc điều hành đang phải đối mặt với những lời chỉ trích ngày càng tăng về vai trò của ngành năng lượng trong biến đổi khí hậu.

Châu Âu cần khí đốt của Nga để dự trữ trước mùa đông tới

Châu Âu sẽ bước vào mùa đông tiếp theo với tình trạng thiếu khí đốt dự trữ nếu họ chấm dứt các hợp đồng mua khí đốt từ Nga ngay bây giờ. Châu Âu sẽ bước vào mùa đông tiếp theo với tình trạng thiếu khí đốt dự trữ nếu họ chấm dứt các hợp đồng mua khí đốt từ Nga ngay bây giờ, Catherine MacGregor - giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng khổng lồ Engie của Pháp, cảnh báo hôm 7/3.

Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ không thể ngăn Trung Quốc mua dầu từ Nga

Trung Quốc đã chứng minh với Iran rằng, họ có nhiều thực tiễn và kỹ năng tuyệt vời trong việc giải quyết các lệnh trừng phạt, thậm chí Hoa Kỳ còn làm điều đó dễ dàng hơn trong trường hợp rơi vào tình trạng của Nga theo một số cách riêng, bao gồm cả việc để lại kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt mà Trung Quốc và Nga có thể khai thác.

Nga không sợ không có chỗ bán năng lượng sau lệnh cấm của Mỹ

Nga có nhiều nơi để bán sản phẩm chất lượng cao và có tính cạnh tranh của mình. Đã đến lúc Mỹ nhận ra sự viển vông của chính mình và nhận ra họ đã từ bỏ việc bảo vệ lợi ích quốc gia chỉ vì các biện pháp trừng phạt.

EU đưa ra các lựa chọn để tăng dự trữ khí đốt nhằm tránh xa nguồn năng lượng Nga

Hôm 8/3, Phó Chủ tịch Ủy ban Valdis Dombrovskis cho biết: Ủy ban châu Âu (EU) sẽ đưa ra các lựa chọn nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng, củng cố an ninh năng lượng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga sau cuộc tiến quân lãnh thổ Ukraine.

Các nhà lãnh đạo EU đồng ý loại bỏ dần nhiên liệu của Nga, nhưng vẫn còn những rào cản

Hôm 10/3, Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) dự kiến ​​sẽ đồng ý loại bỏ dần nhiên liệu của Nga để cắt giảm sự phụ thuộc của họ vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, mặc dù vẫn còn chia rẽ về việc có nên giới hạn giá khí đốt và trừng phạt nhập khẩu dầu khi Moscow tiến hành cuộc chiến ở Ukraine.

Việc từ chối nhập khẩu dầu của Nga sẽ là 'thảm họa' đối với thế giới?

Trong một bài phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước Nga, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết hôm 7/3: “Việc từ chối nhập khẩu dầu của Nga sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho thị trường toàn cầu”, đồng thời tuyên bố giá dầu có thể tăng lên hơn 300 USD / thùng.

Giải pháp "bất đắc dĩ" của Tổng thống Joe Biden khi phải đối mặt với áp lực giá dầu

Cuộc chiến do Nga gây ra tại Ukraine đã làm dấy lên mâu thuẫn giữa Nhà Trắng và ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ, khi nhiều công ty thu lợi nhuận kỷ lục từ việc giá tăng mặc dù đã bơm ít dầu thô hơn trước đại dịch, khiến người tiêu dùng Mỹ bị bủa vây bởi chi phí xăng dầu tăng cao.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng (t.h)

vietinbank
ajinomoto