Chuyển động Năng lượng bền vững trong tuần qua (21/3 - 27/3/2022): Xu hướng chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn mới chỉ bắt đầu

14:06 | 27/03/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Năng lượng bền vững tuần qua với những tin đáng chú ý: Kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân rầm rộ khắp thế giới; Xu hướng chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn mới chỉ bắt đầu; Kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân rầm rộ khắp thế giới...
Sự thiếu hụt nguồn cung có thể khiến thị trường năng lượng tái tạo gặp khó khănSự thiếu hụt nguồn cung có thể khiến thị trường năng lượng tái tạo gặp khó khăn
Chuyển động Năng lượng bền vững trong tuần qua (7/3 - 13/3/2022):​​​​​​​ Năng lượng tái tạo gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổiChuyển động Năng lượng bền vững trong tuần qua (7/3 - 13/3/2022):​​​​​​​ Năng lượng tái tạo gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi
Chuyển động Năng lượng bền vững trong tuần qua (21/3 - 27/3/2022): Xu hướng chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn mới chỉ bắt đầu
Chuyển động Năng lượng bền vững trong tuần qua. Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đức: Điện mặt trời trên mái nhà có thể cung cấp đủ năng lượng cho 4 triệu hộ gia đình vào năm 2036

Theo tính toán của công ty E.ON và tổ chức tư vấn Energy Brainpool, việc xây dựng các tòa nhà dân cư mới ở Đức mang lại tiềm năng lớn cho việc triển khai năng lượng mặt trời.

Chuỗi cung ứng khoáng sản quý đang gặp khó khăn về nguồn cung

Nhà Trắng hiện đang rơi vào thế "tuyệt vọng" hơn bao giờ hết để đảm bảo chuỗi cung ứng các khoáng sản quan trọng của Mỹ. Điều đó bao gồm các nguyên tố đất hiếm và vật liệu pin, chẳng hạn như lithium, coban và than chì tất cả đều là chìa khóa không chỉ đối với xe điện và lưu trữ năng lượng, mà còn đối với các thành phần máy tính, thiết bị gia dụng và công nghệ năng lượng sạch nói chung. Trung Quốc kiểm soát hầu hết thị trường này.

Kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân rầm rộ khắp thế giới

Thị trường năng lượng toàn cầu đang xáo trộn trước cuộc tiến quân của Nga vào Ukraine và các lệnh trừng phạt năng lượng tiếp theo của các quốc gia phương Tây. Khiến năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân là hai đối tượng "hưởng lợi" trực tiếp từ cuộc xung đột này và phản ứng của các đồng minh liên quan.

Giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao sẽ không làm giảm sự lạc quan trong quá trình chuyển đổi năng lượng

4 tháng sau COP26, bức tranh năng lượng toàn cầu đã thay đổi đáng kể và không theo hướng mà các nhà đàm phán COP mong đợi. Không còn suy giảm, việc sử dụng than trên toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục trong mùa đông, khiến lượng khí thải tăng lên. Và đó là trước khi Nga tiến quân vào Ukraine, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, buộc các nước đặc biệt là ở châu Âu, phải tìm cách nhanh chóng loại bỏ dầu và khí đốt của Nga, đồng thời xem xét lại các mốc thời gian cam kết cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Xu hướng chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn mới chỉ bắt đầu

Năng lượng sạch đang thu hút hàng tỷ USD, nhưng khi tốc độ chuyển đổi tăng tốc việc đầu tư vào khí hậu chỉ mới bắt đầu. Eli Aheto giám đốc điều hành tại CERAWeek của S&P Global - sáng kiến ​​khí hậu của General Atlantic’s BeyondNetZero cho biết: “Tôi nghĩ chúng ta đang ở những ngày đầu. Vẫn còn rất nhiều dư địa để bổ sung ngày càng nhiều vốn vào chủ đề này".

Vương quốc Anh: Triển vọng kinh doanh đầu tiên từ Năng lượng ngoài khơi gồm các lĩnh vực carbon thấp

Tại các địa điểm ở cả Aberdeen và London, Offshore Energies UK (OEUK) sẽ công bố báo cáo Triển vọng Kinh doanh đầu tiên kể từ khi phát triển thành cơ quan thương mại hàng đầu cho các tổ chức quan tâm đến dầu khí ngoài khơi, thu giữ, lưu trữ carbon, hydro và gió.

BP thiết lập quan hệ đối tác tập trung vào năng lượng gió ngoài khơi ở Nhật Bản

BP đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tập đoàn Marubeni của Nhật Bản, sẽ tập trung vào phát triển gió ngoài khơi, ngoài ra quan hệ đối tác này còn có khả năng xem xét “các dự án khử cacbon khác, bao gồm cả hydro”.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Chivy