Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (4/7 - 10/7): Vấn đề nguồn cung và giá năng lượng vẫn "nan giải"

19:00 | 10/07/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thị trường năng lượng thế giới tuần qua với những tin chính: OPEC+ cần phải sản xuất nhiều dầu hơn; Khả năng bơm thêm dầu của Ả Rập Xê-út rất mong manh; Ấn Độ tăng cường nhập khẩu dầu của Nga...
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (27/6 - 3/7): “Lợi bất cập hại” khi cố gắng giới hạn giá dầu của NgaNhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (27/6 - 3/7): “Lợi bất cập hại” khi cố gắng giới hạn giá dầu của Nga
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (20/6 - 26/6): EU Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (20/6 - 26/6): EU "đau đầu" tìm giải pháp về nguồn cung năng lượng ngày càng eo hẹp
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (4/7 - 10/7): Vấn đề nguồn cung và giá năng lượng vẫn
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua. Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đức lên kế hoạch tránh rủi ro về giá khí đốt

Đức đã chuẩn bị một cơ sở để áp thuế đối với tất cả các khách hàng tiêu thụ khí đốt nhằm giúp các nhà cung cấp ứng phó với giá khí đốt nhập khẩu tăng cao. Vào cuối tháng 5, Đức đã thông qua luật cho phép nhà nước đảm bảo cung cấp năng lượng trong trường hợp thị trường thất bại do Nga xung đột với Ukraine và cắt giảm xuất khẩu khí đốt của Nga mà nước này phụ thuộc rất nhiều.

Công nhân dầu khí Na Uy đình công đòi tăng lương, cắt giảm sản lượng

Công nhân Na Uy ở ngoài khơi đã bắt đầu một cuộc đình công nhằm mục đích làm giảm sản lượng dầu và khí đốt, đòi tăng lương để bù đắp cho lạm phát gia tăng. Cuộc đình công đòi tăng lương để bù đắp cho lạm phát gia tăng diễn ra trong bối cảnh giá dầu và khí đốt cao, với nguồn cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu đặc biệt thắt chặt sau khi Nga cắt giảm xuất khẩu.

OPEC+ cần phải sản xuất nhiều dầu hơn

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 4/7 cho biết: OPEC+ phải sản xuất nhiều dầu hơn để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt đang gia tăng và hạ giá nhiên liệu. “Không nghi ngờ gì rằng chúng ta sẽ cần thêm nhiều dầu của OPEC+” đề cập đến một nhóm bao gồm Ả Rập Xê-út, Nga và các nhà sản xuất dầu lớn khác.

Tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng thêm 3,8 triệu thùng

Tồn kho dầu thô của Mỹ đã bất ngờ tăng vào tuần trước, trái ngược với kỳ vọng về sự sụt giảm và làm tăng thêm nỗi lo ngại về nhu cầu năng lượng. Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 3,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 30/6, trái ngược với mức giảm 3,8 triệu thùng do API báo cáo trong tuần trước. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng mức giảm khoảng 1,1 triệu thùng.

Mỹ thắt chặt trừng phạt Iran, nhắm vào các công ty Trung Quốc

Hôm 6/7, Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới các công ty Trung Quốc, Tiểu vương quốc và các công ty khác mà họ cáo buộc đã giúp cung cấp và bán các sản phẩm hóa dầu và dầu mỏ của Iran sang Đông Á, gây sức ép với Tehran khi nước này tìm cách khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Shell tham gia siêu dự án mở rộng LNG của Qatar

QatarEnergy hôm 5/7 đã ký một thỏa thuận với Shell (SHEL.L) cho việc mở rộng North Field East của quốc gia vùng Vịnh, giai đoạn đầu của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, sau các thỏa thuận với TotalEnergies, Exxon, ConocoPhillips (COP.N) và Eni (ENI.MI).

Khả năng bơm thêm dầu của Ả Rập Xê-út rất mong manh

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trao đổi với Tổng thống Joe Biden vào tháng trước rằng, nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Ả Rập Xê-út có rất ít khả năng bổ sung để tăng sản lượng khiến Tổng thống Mỹ đã tỏ ra ngạc nhiên.

Ấn Độ tăng cường nhập khẩu dầu của Nga

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã dựa vào việc các nước mua ít dầu hơn của Nga để trừng phạt hành vi xâm lược của Moscow. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã nhập khẩu dầu thô của Nga trong khi chính phủ tìm cách bảo vệ các công ty dầu trong nước khỏi bị trừng phạt nếu họ vi phạm lệnh trừng phạt.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng

vietinbank
ajinomoto