Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (2/5 - 8/5): Lệnh cấm dầu của Nga sẽ gây khó khăn không nhỏ cho EU và thế giới

13:56 | 08/05/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thị trường năng lượng thế giới tuần qua với những tin chính: Ủy ban châu Âu sẽ thảo luận về gói trừng phạt thứ sáu của EU đối với Nga; Giá dầu tăng mạnh nhất trong 3 tuần khi EU lên kế hoạch cấm nghiêm ngặt nhất; 18 tháng tới sẽ là thời gian khó khăn đối với châu Âu...
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (25/4 - 1/5): Nga cắt khí đốt của Ba Lan và Bulgaria nhằm Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (25/4 - 1/5): Nga cắt khí đốt của Ba Lan và Bulgaria nhằm "trả đũa" phương Tây
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (18/4 - 24/4): EU kiên quyết rời xa nguồn năng lượng Nga khiến thị trường dầu thô Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (18/4 - 24/4): EU kiên quyết rời xa nguồn năng lượng Nga khiến thị trường dầu thô "chao đảo"
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (2/5 - 8/5): Lệnh cấm dầu của Nga sẽ gây khó khăn không nhỏ cho EU và thế giới
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua. Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Ủy ban châu Âu sẽ thảo luận về gói trừng phạt thứ sáu của EU đối với Nga vào ngày 3/5

Ủy ban châu Âu (EC) sẽ thảo luận về gói trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Moscow tại cuộc họp của các ủy viên châu Âu vào ngày 3/5/2022, Ủy viên châu Âu về năng lượng Kadri Simson nói với các phóng viên hôm 1/5. "Chúng tôi sẽ có cuộc họp tiếp theo của EC, sau đó tôi chắc chắn Chủ tịch của Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen sẽ cung cấp thêm thông tin".

Giá dầu tăng mạnh nhất trong 3 tuần khi EU lên kế hoạch cấm nghiêm ngặt nhất

Giá dầu tăng lên khi lo ngại về nguồn cung trở thành mối quan tâm hàng đầu, với việc Liên minh châu Âu (EU) đe dọa cấm nguồn cung của Nga trong năm nay và dự trữ nhiên liệu trong khu vực của Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Xuất khẩu LNG của Mỹ giảm, châu Âu vẫn là điểm đến hàng đầu

Theo dữ liệu theo dõi sơ bộ của tàu Refinitiv hôm 2/5, xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã giảm khoảng 8% trong tháng trước, nhưng châu Âu vẫn là nhà nhập khẩu hàng đầu khi châu lục này đảm bảo nguồn cung thay thế sau khi Nga tiến quân vào Ukraine.

18 tháng tới sẽ là thời gian khó khăn đối với châu Âu

Các quốc gia châu Âu không có đủ nguồn năng lượng thay thế cho phép họ thay thế nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga và tránh các vấn đề kinh tế nghiêm trọng trong mùa đông này, theo một bài báo của Washington Post.

Sản lượng dầu của Nga đang sụt giảm mạnh

Sản lượng dầu của Nga đang giảm, vào tháng 3 sản lượng dầu của Nga đã giảm nửa triệu bpd, vào cuối tháng 4 đã đạt tới 1 triệu bpd, theo Giám đốc điều hành của BP, Bernard Looney. Tuy nhiên, sản lượng dầu của Nga có thể tăng lên 2 triệu thùng/ngày trong tháng này. Những thùng dầu này có thể sẽ không sớm quay trở lại thị trường. Khi Liên minh châu Âu nhắm tới một loạt các lệnh trừng phạt đối với Moscow, dầu mỏ đã bị loại trừ là mục tiêu trực tiếp nhưng các lệnh trừng phạt tài chính và hàng hải đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này.

EU đưa ra kế hoạch cho một tương lai năng lượng lâu dài

Ủy ban châu Âu trong tháng này sẽ công bố kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga, dự kiến ​​sẽ mở rộng năng lượng tái tạo nhanh hơn đồng thời khuyến khích việc thay thế khẩn cấp khí đốt của Nga bằng các nguồn cung cấp thay thế.

Yêu cầu của châu Âu đối với khí đốt của Nga vẫn cao

Yêu cầu của châu Âu đạt mức cao nhất là 109,6 triệu mét khối vào đầu tháng 3. Người phát ngôn của Gazprom - ông Sergey Kupriyanov, nói với các phóng viên, yêu cầu của người tiêu dùng châu Âu đối với khí đốt của Nga vẫn ở mức cao 98,9 triệu mét khối tính đến ngày 6/5. Gazprom tiếp tục bơm khí đốt đến châu Âu như bình thường.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng (t.h)

vietinbank
ajinomoto