EU đưa ra kế hoạch cho một tương lai năng lượng lâu dài
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Thay vì hạn chế sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt lâu dài, cần một kế hoạch khẩn cấp để giảm mạnh việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phù hợp với các mục tiêu khí hậu, thúc giục tiết kiệm năng lượng, mở rộng quy mô lớn các trang trại năng lượng gió và năng lượng mặt trời, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ carbon thấp và đào tạo cho người lao động những công việc mới, xanh.
Ủy ban cũng nên đưa ra các phân tích để hỗ trợ các mục tiêu tham vọng hơn nhằm mở rộng năng lượng tái tạo, cải tạo các tòa nhà và loại bỏ dần ô tô gây ô nhiễm mà các nước EU hiện đang đàm phán. Ủy ban cho biết họ đang phân tích mục tiêu năng lượng tái tạo cao hơn.
Người đứng đầu chính sách năng lượng của EU Kadri Simson nói với Nghị viện châu Âu hôm 3/5 rằng: “Nếu chúng ta có thể thay thế khí tự nhiên bằng năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong sản xuất điện, thì chúng ta nên làm như vậy”, đồng thời cho biết thêm rằng năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng sẽ là “cốt lõi” trong kế hoạch của khối.
Nga cung cấp 40% lượng khí đốt của EU và 26% lượng dầu nhập khẩu của khối, cung cấp năng lượng cho hệ thống sưởi ấm gia đình, vận tải và các ngành công nghiệp trên khắp châu Âu.
Sự cấp bách xung quanh các nỗ lực thay thế những loại nhiên liệu này càng tăng cao sau khi Moscow cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vào tuần trước, làm dấy lên lo ngại rằng các quốc gia khác có thể tiếp theo.
Các cựu quan chức cho biết các hợp đồng cung cấp khí đốt mới nên có giới hạn về thời gian để tránh bị động khi nhập khẩu và hạn chế lượng khí thải trong nhiều thập kỷ. Ủy ban nên rút lại đề xuất đưa năng lượng chạy bằng khí đốt vào hệ thống "phân loại" của EU để ghi nhãn cho các khoản đầu tư bền vững.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chivy
-
Các bộ trưởng năng lượng của EU đặt mục tiêu năng lượng tái tạo ở mức 40%
-
UAE và Ả Rập Xê-út khai thác tối đa sản lượng dầu nhằm "cứu vãn" tình trạng khủng hoảng nguồn cung
-
Xuất khẩu dầu thô của Bờ Vịnh Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục trong quý này
-
Giá dầu tăng 2 USD/thùng sau khi G7 tuyên bố gói trừng phạt mới với Nga
- UAE và Ả Rập Xê-út khai thác tối đa sản lượng dầu nhằm "cứu vãn" tình trạng khủng hoảng nguồn cung
- Nhà máy hóa chất lớn nhất thế giới có thể buộc phải đóng cửa vì thiếu khí đốt trầm trọng
- Gazprom nối lại nguồn cung khí đốt qua đường ống TurkStream
- OPEC+ giảm dự báo thặng dư dầu trên thị trường
- Pháp kêu gọi người tiêu dùng cắt giảm sử dụng năng lượng
- Lạm phát có thể làm giảm mức tiêu thụ dầu diesel
- Iran có thể xuất khẩu nhiều dầu hơn nữa sau cuộc họp sắp tới của G7
- Trung Quốc lên kế hoạch ưu đãi, giảm thuế nhiều hơn đối với xe điện
- Sản lượng dầu của Ecuador đã giảm hơn một nửa do biểu tình đòi hạ giá nhiên liệu
- Dầu bị trừng phạt của Nga đã cập cảng ở Gruzia