Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (11/4 - 17/4): Lệnh cấm nguồn năng lượng từ Nga sẽ dẫn đến "thảm kịch kinh tế và năng lượng"?

14:00 | 17/04/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thị trường năng lượng thế giới tuần qua với những sự kiện chính: Lệnh cấm than đá của Nga khiến châu Âu dễ bị tổn thương kinh tế hơn do giá năng lượng tăng cao; Cấm nhập khẩu khí đốt của Nga sẽ dẫn đến "thảm kịch kinh tế và năng lượng"; Các nước OPEC+ chỉ tăng rất ít sản lượng dầu trong tháng 3...
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (4/4 - 10/4/2022): EU áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với ngành năng lượng NgaNhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (4/4 - 10/4/2022): EU áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với ngành năng lượng Nga
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (14/3- 20/3/2022): Cảnh báo cú sốc về nguồn cung năng lượng lớn nhất trong nhiều thập kỷNhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (14/3- 20/3/2022): Cảnh báo cú sốc về nguồn cung năng lượng lớn nhất trong nhiều thập kỷ
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (11/4 - 17/4): Lệnh cấm nguồn năng lượng từ Nga sẽ dẫn đến
Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua. Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Các nước OPEC+ chỉ tăng rất ít sản lượng dầu trong tháng 3

Sản lượng của Nga là 10 triệu thùng/ngày trong tháng 3 sau khi giảm sản lượng từ mức 10,05 triệu thùng/ngày vào tháng 2. Theo báo cáo tháng 4 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các nước OPEC+ mà tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đã tăng sản lượng 50.000 thùng/ngày (bpd) vào tháng 3/2022 lên mức 38,05 triệu thùng/ngày, chủ yếu là do các nước OPEC.

Tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 2,3%

Theo dữ liệu của EIA, nhập khẩu dầu thô của Mỹ giảm 305.000 thùng/ngày xuống khoảng 5,99 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 8/4, trong khi xuất khẩu dầu thô giảm khoảng 1,5 triệu thùng/ngày xuống còn 2,2 triệu thùng/ngày.

Lệnh cấm than đá của Nga khiến châu Âu dễ bị tổn thương kinh tế hơn do giá năng lượng tăng cao

Thế giới vốn đã phải vật lộn để chống lại sự siết chặt cung cấp năng lượng toàn cầu trước khi Nga đem quân tiến vào lãnh thổ Ukraine. Giờ đây, khi các cường quốc trên thế giới tìm cách lên án hành động của Điện Kremlin ở Ukraine bằng cách làm tê liệt nền kinh tế Nga, thì ngày càng rõ ràng rằng các biện pháp trừng phạt năng lượng sẽ là một phần cần thiết của bất kỳ phản ứng toàn cầu có ý nghĩa nào.

Việc cấm nhập khẩu khí đốt của Nga sẽ dẫn đến "thảm kịch kinh tế và năng lượng"

Italy đã ký kết thỏa thuận với Algeria, nhằm tăng nguồn cung từ quốc gia Bắc Phi này. Thỏa thuận được ký kết trong chuyến thăm của một phái đoàn Ý do Thủ tướng Mario Draghi dẫn đầu tới Algeria.

10 năm nữa châu Âu vẫn khó có thể thay thế hoàn toàn dầu khí của Nga

Nguồn cung dầu từ Nga cho EU chiếm tỷ trọng cao tới 30%. Các quốc gia EU sẽ khó có thể thay thế hoàn toàn dầu và khí đốt của Nga trong vòng 5 năm tới, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết trong bài viết của mình trong tạp chí Chính sách Năng lượng.

Nga sẽ tìm thị trường mới khi phương Tây từ chối nhập khẩu dầu

Tổng thống Putin cho biết: Nga sẽ tìm thấy những người mua mới cho dầu, khí đốt tự nhiên và than đá của mình ở cả trong và ngoài nước khi một số khách hàng truyền thống từ chối việc giao hàng của họ.

Iran: Sản lượng và xuất khẩu dầu tăng trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân đầy hứa hẹn

Iran đã chứng kiến ​​sự gia tăng sản lượng và xuất khẩu dầu và khí đốt kể từ năm 2021 khi nước này nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân trong bối cảnh các cuộc đàm phán đầy hứa hẹn tại Vienna.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng (t.h)