Nguyên nhân khiến Đức đột ngột thay đổi lập trường để ủng hộ EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga

10:00 | 03/05/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Theo DPA, hiện tại chỉ có các nước như Hungary, Áo và Slovakia, cũng như Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp phản đối lệnh cấm vận đối với nguồn cung dầu từ Nga.
Gazprom tiếp tục xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua UkraineGazprom tiếp tục xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua Ukraine
Anh yêu cầu ngành dầu khí Biển Bắc đề ra kế hoạch tái đầu tư lợi nhuậnAnh yêu cầu ngành dầu khí Biển Bắc đề ra kế hoạch tái đầu tư lợi nhuận
Chevron nâng mục tiêu tăng trưởng lên 15% sản lượng dầu tại lưu vực PermianChevron nâng mục tiêu tăng trưởng lên 15% sản lượng dầu tại lưu vực Permian
Dầu thô tiếp tục giảm giá với nhiều yếu tố tác độngDầu thô tiếp tục giảm giá với nhiều yếu tố tác động
Đức: Lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Nga có dấu hiệu được thực thiĐức: Lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Nga có dấu hiệu được thực thi
Nguyên nhân khiến Đức đột ngột thay đổi lập trường để ủng hộ EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chính phủ Đức ủng hộ kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) về việc áp đặt lệnh cấm vận nhập khẩu dầu từ Nga. Trong cuộc đàm phán sơ bộ mới nhất về gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga, Berlin đã lên tiếng ủng hộ lệnh cấm, hãng thông tấn DPA đưa tin, trích dẫn các nguồn tin ngoại giao ở EU.

Do đó, quyết định như vậy của Liên minh châu Âu có nhiều khả năng xảy ra hơn. Lý do cho sự thay đổi quan điểm của Đức có thể là do thành công gần đây trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp dầu thay thế. Tuần trước, Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Liên bang phụ trách các vấn đề kinh tế và khí hậu Robert Habeck cho biết sự phụ thuộc của nước này vào nhập khẩu dầu của Nga đã giảm từ 35% trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine xuống còn 12%.

Những người phản đối các biện pháp trừng phạt mới

Theo DPA, hiện tại chỉ có các nước như Hungary, Áo và Slovakia, cũng như Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp phản đối lệnh cấm vận đối với nguồn cung dầu từ Nga. Theo các nguồn tin ngoại giao, cho đến nay Slovakia và Hungary vẫn phản đối việc cắt giảm nguồn cung ngay lập tức, chủ yếu là do họ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu của Nga. Đối với các nước Nam Âu, người tiêu dùng rất lo ngại về sự tăng trưởng dự kiến ​​của giá năng lượng sau quyết định này. Các cuộc thảo luận về vấn đề sẽ có tiến triển trong vài ngày tới.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh