Ngân hàng lớn nhất của Pháp ngừng tài trợ cho các dự án dầu khí mới
![]() |
Ngân hàng Pháp sẽ không cung cấp bất kỳ khoản tài chính nào cho việc phát triển các mỏ dầu mới, bao gồm tài trợ dự án, cho vay dựa trên dự trữ, cũng như các dự án bể chứa nổi (FPSO).
BNP Paribas sẽ loại bỏ dần tài trợ cho các công ty khai thác và sản xuất dầu tư nhân.
Ngân hàng Pháp cũng cam kết giảm 80% tài trợ cho thăm dò và khai thác dầu vào năm 2030. BNP Paribas sẽ giảm hơn 30% tài chính cho thăm dò và khai thác khí đốt tự nhiên vào năm 2030 so với mức cơ sở vào tháng 9 năm 2022.
Các cam kết của ngân hàng Pháp là cam kết mới nhất của một ngân hàng châu Âu về việc giảm tiếp cận với lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch. Dưới áp lực từ xu hướng ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị Doanh nghiệp) và các cổ đông, một số ngân hàng trong những tháng gần đây đã công bố các quy định chặt chẽ hơn về tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch. Ví dụ, ING đang tiếp tục hạn chế tài trợ cho ngành dầu khí, giảm khối lượng dầu khí giao dịch mà họ tài trợ và không còn tài trợ cho cơ sở hạ tầng trung nguồn cho các mỏ dầu khí mới, ngân hàng có trụ sở tại Hà Lan cho biết vào đầu tháng này.
Năm ngoái, ING nói rằng họ sẽ đặt mục tiêu tăng 50% nguồn tài chính mới cho năng lượng tái tạo vào cuối năm 2025 và sẽ không còn cung cấp tài chính dành riêng cho các mỏ dầu khí mới.
Trong khi đó, Barclays thông báo sẽ không còn cung cấp tài chính cho các công ty cát dầu hoặc dự án cát dầu và thắt chặt các điều kiện cho vay than nhiệt trong một chính sách cập nhật. Chính sách này đã không công bố các cam kết hoặc mục tiêu tổng thể trong việc tài trợ cho dầu khí.
Tại Mỹ, Citigroup, Bank of America và Wells Fargo cũng đang chịu áp lực từ các cổ đông và các nhóm môi trường để giảm bớt hoặc loại bỏ dần tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch.
Khắp châu Âu kêu gọi cấm những dự án năng lượng hóa thạch mới | |
Pháp thắt chặt chính sách, loại trừ nhiên liệu hóa thạch |
Bình An
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh