Khí đốt: Châu Âu từng bước đi vào "nước cờ" mà Nga đã dàn dựng trước

16:14 | 14/02/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Đây không phải là lần đầu tiên Điện Kremlin “chơi trò chơi này”. Họ đã đóng cửa đường ống đi qua Ukraine đến Tây Âu vào mùa đông năm 2009. Moscow viện cớ là do tranh chấp với Kyiv về phí quá cảnh.
Khoảng cách nguồn cung của OPEC+ có thể đẩy giá dầu tăng cao hơn nữaKhoảng cách nguồn cung của OPEC+ có thể đẩy giá dầu tăng cao hơn nữa
Ukraine đang tăng nhập khẩu khí đốt lên 14 triệu m3/ngày từ các nước láng giềngUkraine đang tăng nhập khẩu khí đốt lên 14 triệu m3/ngày từ các nước láng giềng
PGNiG phản hồi thông báo của Gazprom về vấn đề liên quan đến giá khí đốtPGNiG phản hồi thông báo của Gazprom về vấn đề liên quan đến giá khí đốt
Trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, tại sao dầu của Nga vẫn chưa bị trừng phạt?Trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, tại sao dầu của Nga vẫn chưa bị trừng phạt?
Cắt giảm dòng chảy dầu của Nga sang châu Âu sẽ là một thảm họa?Cắt giảm dòng chảy dầu của Nga sang châu Âu sẽ là một thảm họa?
Khí đốt: Châu Âu từng bước đi vào
Tổng thống Putin https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Bất kỳ cuộc xâm lược nào của Ukraine cũng sẽ cắt đứt nguồn cung này.

Do đó, Moscow có thể nhắm đến Nord Stream 2 như một công cụ vận chuyển khí đốt thay thế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế và ngoại giao giữa hai nước đã kéo dài một thời gian dài, Tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu và cố vấn an ninh quốc gia HR McMaster cho biết.

Ông nói: “Thực tế việc họ phụ thuộc vào khí đốt của Nga đã mang lại cho Vladimir Putin sức mạnh cưỡng chế to lớn đối với các nền kinh tế của châu Âu.”

Moscow đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt vào đầu năm ngoái. Điều này khiến giá cả tăng cao và nguồn dự trữ cạn kiệt - tạo ra bối cảnh cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

Nhiều ngành công nghiệp châu Âu đã đóng cửa nhà máy lâu. Và các nước đang thực hiện chính sách nhằm giảm tác động đến người dân khi giá cả tiếp tục tăng cao.

Dan Fried - cựu quan chức ngoại giao và điều phối các lệnh trừng phạt của Mỹ cho biết: “Tôi nghĩ trong trường hợp thậm chí xảy ra cuộc tấn công ít nghiêm trọng hơn của Nga nhằm vào Ukraine, người Nga gần như chắc chắn sẽ cắt khí đốt trung chuyển qua Ukraine tới Đức.

Moscow có thể sẽ đề nghị bù đắp khoản khí đốt thiếu hụt - nếu Berlin cho phép Nord Stream 2 mở cửa và đáp ứng các điều kiện khác.

Nhưng Berlin đang ở một vị trí bấp bênh.

"Nếu Nga xâm lược Ukraine, bằng cách này hay cách khác, tương lai của Nord Stream 2 sẽ mù mịt phía trước ", cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố vào cuối tuần.

Và đó là cái nêm kinh tế mà Putin muốn.

Nhà phân tích Nikos Tsafos của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: “Không có cách nào để châu Âu có thể bù đắp hoàn toàn việc ngừng xuất khẩu khí đốt của Nga.”

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh