Tổng thống Putin lý giải vì sao Mỹ áp thuế đối với xe điện của Trung Quốc

19:12 | 20/05/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến đi hai ngày tới Trung Quốc: Chính quyền Mỹ đã áp đặt thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất vì xe Trung Quốc tốt hơn.
Nga là nhà cung cấp dầu số 1 của Trung Quốc trong tháng thứ 12Nga là nhà cung cấp dầu số 1 của Trung Quốc trong tháng thứ 12
Nga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầuNga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu
Tổng thống Putin lý giải vì sao Mỹ áp thuế đối với xe điện của Trung Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham quan triển lãm của Hội chợ triển lãm Nga-Trung lần thứ 8 và Diễn đàn Nga-Trung về hợp tác liên khu vực lần thứ 4 tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh RT

Ông Putin cho rằng Washington muốn ngăn chặn các đối thủ mạnh xâm nhập thị trường Mỹ, và mô tả cách tiếp cận của Mỹ là “cạnh tranh không lành mạnh”.

“Thật không may, trong một thế giới như ngày nay, đôi khi nảy sinh những tình huống liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh. Đây là cách người Mỹ gần đây áp đặt thuế quan đối với phương tiện vận tải điện của Trung Quốc, đối với ô tô điện”, ông nói.

"Tại sao? Bởi vì xe Trung Quốc ngày càng tốt hơn.”

Ông Putin cho rằng nếu một quốc gia khác nổi lên như một cường quốc sản xuất và trở nên cạnh tranh hơn, thì quốc gia đó sẽ bị đàn áp ở Mỹ cũng như ở EU.

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần mô tả Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh” hàng đầu của Mỹ, đồng thời thắt chặt các hạn chế kinh tế đối với nước này.

Đầu tuần này, Washington đã tăng thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc trị giá 18 tỷ USD bao gồm xe điện, pin, chất bán dẫn, thép, nhôm, khoáng sản quan trọng, pin mặt trời, cần cẩu vận chuyển đến bờ và các sản phẩm y tế, trong khi đó vẫn giữ mức thuế đối với hàng hóa trị giá hơn 300 tỷ USD do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.

Thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc đã tăng đáng kể dưới thời Trump, người đã phát động loạt đòn đáp trả đầu tiên trong cuộc chiến thương mại “ăn miếng trả miếng”, bắt đầu vào năm 2018.

Một cách tiếp cận thù địch tương tự vẫn tiếp tục dưới thời người kế nhiệm ông, Joe Biden, người đã áp dụng một số chính sách nhằm vào nền kinh tế Trung Quốc.

Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tố cáo chính sách thương mại và công nghệ của Mỹ, mô tả đây là “sự bắt nạt về kinh tế”. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong số đó có những hạn chế về xuất khẩu nguyên liệu thô chiến lược được sử dụng trong công nghệ quốc phòng, điện tử và năng lượng sạch.

Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo cuộc chiến thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh đang đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Yến Anh

RT

vietinbank
thaco