Nguồn cung khí đốt của Nga cho Trung Quốc tăng 60% trong 4 tháng đầu năm

16:00 | 04/05/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Nguồn cung khí đốt của Nga cho Trung Quốc đã tăng tới 60% trong 4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.
18 tháng tới sẽ là thời gian khó khăn đối với châu Âu18 tháng tới sẽ là thời gian khó khăn đối với châu Âu
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu tụt giảm nhờ thời tiết ôn hòa và nguồn cung dồi dàoGiá khí đốt tự nhiên tại châu Âu tụt giảm nhờ thời tiết ôn hòa và nguồn cung dồi dào
Dòng chảy khí đốt qua đường ống Yamal - châu Âu ngừng hoạt độngDòng chảy khí đốt qua đường ống Yamal - châu Âu ngừng hoạt động
Đức sẽ tiếp tục thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng euroĐức sẽ tiếp tục thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng euro
Nguồn cung khí đốt của Nga cho Trung Quốc tăng 60% trong 4 tháng đầu năm
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã thông báo về sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu vào Chủ nhật 1/5, ngay cả khi xuất khẩu năng lượng sang châu Âu vẫn bất ổn do các hành động thù địch đang diễn ra và các biện pháp trừng phạt thắt chặt đối với Nga của phương Tây.

Theo Russia Today, việc giao hàng của Nga đã được thực hiện thông qua đường ống Power of Siberia như một phần của hợp đồng giữa Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).

Bắc Kinh đã từ chối lên án thẳng thừng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, thay vào đó chỉ thúc giục đưa ra một giải pháp ngoại giao.

Sự bất đồng về năng lượng giữa Nga và phương Tây đã khiến nguồn cung khí đốt cho các quốc gia bên ngoài Liên Xô cũ giảm 26,9% kể từ đầu năm, tổng cộng 50,1 tỷ mét khối đã được vận chuyển cho khu vực này trong bốn tháng qua.

Hơn nữa, trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh thanh toán khí đốt bằng đồng rúp đối với "các quốc gia không thân thiện", bao gồm Liên minh châu Âu (EU), từ ngày 31/3.

Ban đầu, EU bác bỏ các quy định mới của Moscow, gọi chúng là "tống tiền", nhưng gần đây Ủy ban châu Âu cho biết có thể có nhiều cách để thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp mà không vi phạm các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn từ chối chuyển sang đồng rúp, khiến Gazprom cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vào cuối tháng 4.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

vietinbank
ajinomoto