EU chuẩn bị các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Gói trừng phạt thứ 13 được cho là sẽ bao gồm các lệnh cấm đi lại mới, và phong tỏa tài sản nhắm vào các doanh nghiệp và cá nhân Nga bị cáo buộc có liên quan đến hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine. Các nguồn tin nói với hãng tin rằng gói này cũng sẽ bao gồm quyết định tịch thu thu nhập được tạo ra từ tài sản bị đóng băng của Nga ở EU.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt mới khó có thể bao gồm lệnh cấm nhập khẩu nhôm của Nga, cũng như không nhắm tới xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, do thiếu sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên về các biện pháp này, các nguồn tin khẳng định.
EU đã áp đặt 12 đợt trừng phạt đối với Nga kể từ khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Các biện pháp này nhằm mục đích làm suy yếu nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, mặc dù Nga phải chịu suy thoái trong năm đầu tiên của cuộc xung đột, nhưng nền kinh tế nước này đã ổn định kể từ đó, phần lớn nhờ những thay đổi chính sách tài khóa kịp thời và sự chuyển hướng phần lớn thương mại của nước này sang châu Á.
Moscow đã nhiều lần gọi các biện pháp trừng phạt của EU là “bất hợp pháp” nhưng họ cho rằng cho đến nay chúng đã tỏ ra không thành công. Theo Valentina Matvienko, chủ tịch Thượng viện Quốc hội Nga, nước này sẽ tiếp tục chịu đựng áp lực trừng phạt khi phương Tây không ngừng gây bất ổn cho nước này.
"Chúng ta cần hiểu rằng áp lực trừng phạt bất hợp pháp đối với đất nước chúng ta sẽ không biến mất – nó sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài. Đối với mọi thành công, và mọi thành tích của chúng ta, đối thủ của chúng ta sẽ cố gắng đáp trả bằng những hạn chế, lệnh cấm mới, thậm chí những hành động gây bất lợi cho chính họ… Nhưng mọi người đều hiểu rằng mục tiêu chính của họ, giấc mơ của họ – gây ra sự thất bại chiến lược cho Nga – sẽ không trở thành sự thật ”, ông Matvienko nói tại cuộc họp Quốc hội hôm thứ Tư 24/1.
Yến Anh
RT
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh