Gazprom: Tiêu thụ khí đốt toàn cầu sẽ tăng 26% vào năm 2050
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
"Cho đến nay, mức tăng tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới dự kiến sẽ là 22% vào năm 2050. Dầu sẽ giảm về số lượng tuyệt đối; năng lượng hạt nhân, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng lên. Đồng thời, chúng tôi nhận thấy mức tiêu thụ khí tự nhiên sẽ tăng mạnh nhất - dự kiến là 26%," Alexander Ishkov cho biết.
Dự báo tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ giảm 24% và tiêu thụ than sẽ giảm 13% vào năm 2050 so với năm 2023. Đồng thời, tiêu thụ sẽ tăng 5% đối với điện từ nhà máy điện hạt nhân, 3% đối với thủy điện và 17% đối với các nguồn năng lượng tái tạo.
Gazprom dự định giảm lượng khí thải carbon dioxide gần 60 triệu tấn vào năm 2030, nhờ phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt ở các khu vực, và sử dụng rộng rãi hơn nhiên liệu phương tiện chạy bằng khí đốt tự nhiên.
Vào cuối tháng 12/2023, ông Miller cho biết nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc này trong năm 2023 sẽ vượt mức hợp đồng và đạt 23,2 tỷ m3, tăng vọt so với tổng lượng xuất khẩu 15,5 tỷ m3 vào năm 2022.
"Gã khổng lồ" năng lượng Nga đã 9 lần báo cáo kỷ lục về lượng khí đốt xuất khẩu hằng ngày sang trung Quốc kể từ đầu năm 2023.
Ông Miller cũng cho biết, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Moscow, sẽ tiếp tục tăng trưởng và được dự báo sẽ đạt 38 tỷ m3 vào năm 2025.
Gazprom cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn được ký kết với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC). Khí đốt qua đường ống Power of Siberia thuộc một phần của thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD kéo dài 30 năm giữa Gazprom và CNPC được ký kết vào năm 2014.
Yến Anh
Tass
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh