Châu Phi có tiềm năng nhưng thiếu tiềm lực để giúp châu Âu lấp đầy khoảng trống khí đốt của Nga

09:06 | 06/03/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Để không phụ thuộc vào năng lượng của Nga, châu Âu đang ngày càng chuyển sang châu Phi để nhập khẩu khí đốt tự nhiên. Mặc dù tiềm năng là có, nhưng nguồn cung này thấp và nhiều trở ngại nghiêm trọng.
Giá khí đốt tại châu Âu vượt ngưỡng 2.000 USD / 1.000 m3Giá khí đốt tại châu Âu vượt ngưỡng 2.000 USD / 1.000 m3
Khí đốt của Nga hiện đắt khách hơn nhiều so với trước lúc chưa có xung đột với UkraineKhí đốt của Nga hiện đắt khách hơn nhiều so với trước lúc chưa có xung đột với Ukraine
Ukraine ngừng xuất khẩu khí đốt lúc nửa đêm, tạo ra một Ukraine ngừng xuất khẩu khí đốt lúc nửa đêm, tạo ra một "bóng ma" khác trên thị trường năng lượng châu Âu
Dòng khí đốt của Nga qua đường ống Yamal-Europe về phía Tây đã ngừng chảyDòng khí đốt của Nga qua đường ống Yamal-Europe về phía Tây đã ngừng chảy
Châu Phi có tiềm năng nhưng thiếu tiềm lực để giúp châu Âu lấp đầy khoảng trống khí đốt của Nga
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Việc Nga tấn công Ukraine đang buộc châu Âu phải đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Stefan Liebing, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức-Phi, cho biết trong một thông cáo báo chí: “Hiện Đức và châu Âu phải nhanh chóng bù đắp những gì họ đã bỏ lỡ trong hai mươi năm qua.”

Ông đã khuyên Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đến các nước châu Phi như Algeria, Nigeria, Ai Cập và Angola, những quốc gia có thể giúp giải phóng châu Âu khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Algeria là nước sản xuất khí đốt lớn thứ mười trên toàn cầu. Các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng - còn được gọi là LNG - được Algeria xuất khẩu vào năm 2021, phần lớn đến các thị trường châu Âu. Điều này khiến Algeria trở thành một trong năm nhà xuất khẩu LNG hàng đầu sang châu Âu.

Những thiếu sót của Algeria

Kể từ khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine bùng nổ, Algeria đã bày tỏ thiện chí tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên và LNG. Tuy nhiên, theo Alice Gower, giám đốc địa chính trị và an ninh của tổ chức tư vấn Azure Strategy có trụ sở tại London, dự trữ của Algeria đang ở mức đáy. "Đầu năm nay, tập đoàn dầu khí nhà nước Sonatrach của Algeria đã công bố gói đầu tư lớn [40 tỷ USD, 36 tỷ Euro] cho thời hạn 5 năm, nhưng điều đó không có nghĩa là Algeria có thể tham gia ngay bây giờ trong ngắn hạn. ", Gower nói với DW.

Ai Cập thích Trung Quốc hơn

Ở phía bên kia của Bắc Phi, Ai Cập có mức tăng trưởng xuất khẩu hằng năm lớn nhất vào năm 2021, theo báo cáo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ Ả Rập (OAPEC). 1,4 triệu tấn LNG trong quý 2 so với không có lượng LNG nào xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2020. Đồng thời, LNG cũng là loại khí đốt duy nhất mà Ai Cập hiện đang xuất khẩu, do nước này hiện không kết nối với mạng lưới đường ống châu Âu.

Tình hình nguồn cung khí biến động. "Hiện tại, Ai Cập cũng đang cạn kiệt công suất xuất khẩu LNG", Gower nói. Tuy nhiên, đối với Ai Cập, nó nghiêng nhiều về khía cạnh kinh tế vào lúc này. Theo Gower, Trung Quốc đã đề nghị với nước này các hợp đồng dài hạn với các điều khoản tốt. Vì vậy, đối với Ai Cập, việc tiếp tục là nhà cung cấp đáng tin cậy và duy trì thị phần Trung Quốc là rất hợp lý.

Dự án đường ống dẫn khí đốt NIGAL hồi sinh

Một dự án khí đốt lớn ở Nigeria đang làm dấy lên hy vọng cho người châu Âu có thể nhập khẩu nhiều khí đốt hơn: Algeria, Niger và Nigeria đã đồng ý xây dựng Đường ống dẫn khí xuyên Sahara dài 4.000 km (2.485 dặm) - còn được gọi là NIGAL. Theo các phương tiện truyền thông, một khi đường ống ước tính trị giá 21 tỷ USD này hoàn thành, đường ống sẽ vận chuyển tới 30 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm đến Algeria – quốc gia kết nối với mạng lưới khí đốt hiện có tới châu Âu.

Ý tưởng này không mới nhưng từ lâu, tình hình an ninh tại khu vực Sahel và căng thẳng giữa chính phủ Algiers và Niamey đã không cho phép dự án tiến hành. Do đó, phải đến năm 2021, Algeria và Niger mới mở lại biên giới. Kể từ đó, việc xây dựng đường ống đã được hồi sinh.

Không có giải pháp nhanh chóng cho nhu cầu khí đốt của Châu Âu

Năm 2019, châu Âu nhập khẩu khoảng 108 tỷ mét khối LNG, trong đó hơn 12 tỷ là từ Nigeria, Khadi Camara thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Đức-Phi nói với DW.

Nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Phi này nằm trong số mười quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất trên toàn cầu. "Họ có nhiều dự trữ hơn mức cần thiết cho thị trường của chính họ và do đó có duyên với việc xuất khẩu", Camara nói.

Tuy nhiên, trong khi Nigeria đã đóng một vai trò quan trọng trong thị trường khí đốt châu Âu, thì ở đó cũng có những trở ngại. Năm 2021, nước này không thể đạt được mục tiêu của mình. Cơ sở hạ tầng của họ hầu như không cho phép sản xuất thêm, và luôn có sự nghi ngờ về hiệu quả và độ tin cậy của chúng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

vietinbank
ajinomoto