Ai mới chính là người hưởng lợi từ những lệnh trừng phạt của châu Âu và Mỹ đối với Nga?

14:19 | 10/03/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Trung Quốc có thể là nước đầu tiên tận dụng nguồn năng lượng và nguyên liệu thô bị cấm vận của Nga sau quyết định của Mỹ ngày 8/3 về việc cấm nhập khẩu dầu, khí đốt tự nhiên và than đá từ nước này.
Đây là quốc gia Baltic có thể thiếu khí đốt nhưng không thể thiếu điện của NgaĐây là quốc gia Baltic có thể thiếu khí đốt nhưng không thể thiếu điện của Nga
An ninh năng lượng ngày càng lo lắng sự An ninh năng lượng ngày càng lo lắng sự "thống trị độc quyền" xuất khẩu khí đốt của Nga
Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, EU cùng hành động để ngăn chặn nguồn năng lượng xuất khẩu của NgaHoa Kỳ, Vương Quốc Anh, EU cùng hành động để ngăn chặn nguồn năng lượng xuất khẩu của Nga
Châu Âu tăng mua khí đốt từ Nga trong bối cảnh giá giao ngay tăngChâu Âu tăng mua khí đốt từ Nga trong bối cảnh giá giao ngay tăng
Ai mới chính là người hưởng lợi từ những lệnh trừng phạt của châu Âu và Mỹ đối với Nga?
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Bloomberg News đưa tin, Chính phủ Trung Quốc đang thảo luận với các công ty nhà nước về khả năng mua năng lượng và hàng hóa giá rẻ hoặc tăng cổ phần của họ trong các công ty Nga như tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom hay nhà sản xuất nhôm Rusal. Hai công ty này lần lượt là công ty khí đốt tự nhiên được niêm yết công khai lớn nhất trên thế giới và là nhà kinh doanh nhôm lớn thứ hai tính theo sản lượng.

Theo báo cáo, các quan chức ở Bắc Kinh đã nói chuyện với đại diện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí & Hóa chất Trung Quốc, Tập đoàn Nhôm Trung Quốc và Tập đoàn Minmetals Trung Quốc về cơ hội đầu tư vào các công ty Nga, mặc dù chưa có thông tin gì.

Nhiều người đã rất ngạc nhiên trước sự lựa chọn của các công ty lớn đã quyết định rút khỏi thị trường Nga, bao gồm cả các gã khổng lồ năng lượng BP, Shell và ExxonMobil. Tất cả họ đều đã công bố kế hoạch rút khỏi các doanh nghiệp Nga trị giá hàng tỷ đô la. Cho đến nay, hơn 200 công ty Mỹ và châu Âu, trong đó có nhiều công ty tên tuổi, đã rút khỏi Nga.

Trung Quốc đã không quan tâm các lệnh trừng phạt toàn cầu đối với Nga ngay từ ngày đầu tiên. Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ tiếp tục giao dịch bình thường với Moscow, với lý do hai bên cùng có lợi. Ban lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm cả chính Chủ tịch Tập Cận Bình, đã cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt có thể gây hại cho các nước thứ ba bị mắc kẹt trong chuỗi cung ứng phức tạp của thế giới.

Tuy nhiên, khác xa với việc hỗ trợ nền kinh tế Nga và chống lại các lệnh trừng phạt, báo cáo của Bloomberg cho thấy Trung Quốc chỉ nhằm nắm bắt cơ hội để gia tăng sự phụ thuộc kinh tế vốn đã rất lớn của Moscow vào Bắc Kinh. Trung Quốc đã là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Nga.

Bloomberg trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết: "Bất kỳ thỏa thuận nào cũng chỉ nhằm tăng cường hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga khi nước này tăng cường tập trung vào năng lượng và an ninh lương thực - chứ không phải để thể hiện sự ủng hộ đối với cuộc tấn công của Nga ở Ukraine" .

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh