Vì sao Trung Quốc tăng hạn ngạch nhập khẩu dầu 20% so với năm trước

10:00 | 15/06/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Trung Quốc đã công bố hạn ngạch nhập khẩu dầu thô đợt thứ ba cho năm 2023, nâng tổng khối lượng trong nửa đầu năm nay lên 194,1 triệu tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, Reuters đưa tin.
Nhu cầu dầu ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới thị trường năng lượngNhu cầu dầu ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới thị trường năng lượng
OPEC nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung QuốcOPEC nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc
Vì sao Trung Quốc tăng hạn ngạch nhập khẩu dầu 20% so với năm trước
Ảnh minh họa

Ba mươi ba công ty, chủ yếu là các nhà máy lọc dầu độc lập, đang nhận được hạn ngạch nhập khẩu 62,28 triệu tấn trong đợt này.

Vào tháng 6 năm ngoái, Bắc Kinh chỉ nâng hạn ngạch thêm 52,69 triệu tấn, đưa tổng khối lượng cho phép trong nửa đầu năm 2022 là 161,72 triệu tấn.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Zhejiang Petroleum & Chemical Co, công ty con của Rongsheng Petrochemical, đã được cấp 20 triệu tấn hạn ngạch trong đợt này. Trong khi đó, Hengli Petrochemical và Shenghong Petrochemical lần lượt nhận được 3 triệu tấn và 8 triệu tấn.

Phần hạn ngạch còn lại được phân bổ cho các nhà máy lọc dầu độc lập quy mô nhỏ hơn, được gọi là ấm trà (teapots), ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc.

Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu dầu thô giảm giá chủ yếu từ Nga, Iran và Venezuela trong những tháng qua để cải thiện lợi nhuận lọc dầu trong bối cảnh nhu cầu hóa dầu và nhiên liệu suy giảm ở nước này.

Các nhà phân tích ước tính rằng biên lợi nhuận tại các nhà máy lọc dầu teapot cao hơn gấp đôi so với các nhà máy quy mô lớn của nhà nước.

Hỗ trợ giá dầu

Tin tức về hạn ngạch mới từ Trung Quốc đã hỗ trợ giá dầu thế giới trong 2 phiên vừa qua khi xua tan đi lo ngại về nhu cầu yếu của thế giới, Bloomberg cho biết.

Giá dầu Brent tăng lên 75 USD/thùng trong khi dầu WTI chạm mốc 70 USD/thùng.

Giá dầu dao động trong biên độ kể từ đầu tháng 5 do nguồn cung dồi dào của Nga và lo ngại về nhu cầu toàn cầu cản trở nỗ lực thúc đẩy giá dầu bằng cách giảm sản lượng của OPEC+. Lạm phát chậm lại của Mỹ và các gói kích thích ở Trung Quốc đã cải thiện triển vọng thị trường trong những ngày gần đây. Cùng với đó, Mỹ đang có kế hoạch mua khoảng 12 triệu thùng dầu trong năm nay để bổ sung vào kho dự trữ khẩn cấp đã cạn kiệt.

Đỗ Khánh

Reuters, Bloomberg