Tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu năng lượng của EU ở mức thấp nhất kể từ năm 1990
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Viện nghiên cứu Ember cho biết lý do chính là nhu cầu điện thấp hơn, đồng nghĩa với việc sản lượng năng lượng tái tạo tăng lên có thể đáp ứng mức nhu cầu điện lớn hơn. Thời tiết ôn hòa, chính sách cắt giảm tiêu thụ và giá khí đốt và điện cao, sau khi Nga cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu vào năm ngoái, đã khuyến khích các ngành công nghiệp và người tiêu dùng hạn chế sử dụng năng lượng.
Nhu cầu điện của EU trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2022 và 33% điện được tạo ra bởi nhiên liệu hóa thạch đã giảm so với mức 38% của cùng kỳ năm trước.
Ember cho biết, trên khắp 27 quốc gia thành viên EU, sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch đã giảm 17% trong nửa đầu năm nay so cùng kỳ năm 2022. Than, nhiên liệu hóa thạch thải ra nhiều CO2 nhất, có mức giảm mạnh nhất.
Vào tháng 5, lần đầu tiên than sản xuất ít hơn 10% điện năng của EU.
Mức giảm trong sản xuất điện sử dụng nhiên liệu khí đốt ít nghiêm trọng hơn do các nước EU thay thế khí đốt của Nga bằng các nguồn thay thế khác.
Sản lượng điện sạch tăng lên khi các quốc gia tiếp tục lắp đặt các trang trại gió và tấm pin mặt trời. Tuy nhiên, mặc dù năng lượng gió và mặt trời tạo ra thêm 23 TWh điện từ tháng 1 đến tháng 6/2023, nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng Ember cho biết hành động tích hợp nhiều năng lượng tái tạo hơn vào lưới điện là rất cần thiết.
Ở các quốc gia trong đó có Tây Ban Nha và Ba Lan, đôi khi năng lượng mặt trời đã bị cắt để tránh lưới điện quá tải hoặc vì việc cắt nhà máy điện mặt trời sẽ rẻ hơn so với việc cắt các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Sản lượng thủy điện từ tháng 1 đến tháng 6 đã phục hồi so với mức thấp do hạn hán vào năm ngoái, đồng thời sản lượng điện hạt nhân thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái.
Yến Anh
Reuters
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh