Trung Quốc "cầu cứu" Nga để vượt qua đợt khủng hoảng năng lượng
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Vào tháng 10, Bắc Kinh đã nộp đơn yêu cầu chính thức cho công ty này để tăng điện cung cấp cho Trung Quốc lên 555 triệu kilowatt giờ mỗi tháng.
Inter RAO bắt đầu tăng sản lượng điện cung cấp cho Trung Quốc vào tháng trước trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng leo thang ở các tỉnh phía bắc của nước này dẫn đến mất điện.
Vào ngày 27/9, cổng thông tin Zemyan của Trung Quốc đưa tin khoảng 20 khu vực của đất nước không đủ nguồn cung điện do thiếu than. Sau đó, các nhà chức trách đã thực thi lệnh hạn chế tiêu thụ năng lượng ở một số tỉnh đông bắc, không chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp công nghiệp, mà còn đối với hộ gia đình và cơ sở văn phòng.
Truyền thông Trung Quốc cho biết những thay đổi về luật pháp đối với các tiêu chuẩn môi trường quốc gia là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt than và giá của mặt hàng này tăng mạnh. Ngoài ra, nguyên nhân còn do hoạt động nhập khẩu than từ các nhà cung cấp nước ngoài bị gián đoạn do đại dịch coronavirus.
Giá than giao sau ở Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục trong tháng trước sau khi 60 mỏ than ở khu vực sản xuất than hàng đầu của nước này buộc phải đóng cửa trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt. Những ngày sau đó, nhiệt độ lạnh bất thường ở nhiều khu vực của Trung Quốc đã khiến giá than tăng cao hơn nữa do nhu cầu điện tăng cao.
Vào giữa tháng 10, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh tăng cường sản lượng than để hạn chế tình trạng khủng hoảng năng lượng. Trung Quốc khai thác và tiêu thụ hơn một nửa nguồn cung than của thế giới, mặt hàng này chiếm hơn 60% nguyên liệu sản xuất điện của cả nước.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh