Tăng cường nỗ lực giải phóng tàu Ever Given, lo ngại ảnh hưởng đến giá dầu trên thế giới

06:29 | 28/03/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tàu chở hàng khổng lồ Ever Given bị mắc kẹt trong kênh đào Suez vào hôm thứ Ba (23/3/2021) cho đến nay vẫn chưa được giải phóng. Việc nạo vét để kéo tàu khỏi tình trạng mắc kẹt đã thất bại vào ngày 26/3/2021. Mọi nỗ lực giải phóng tàu Ever Given đang được huy động. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới giá dịch vụ vận chuyển và giá dầu.
Mỹ đề nghị giúp Ai Cập mở kênh đào Suez nhằm giải phóng tàu chở hàng Ever GivenMỹ đề nghị giúp Ai Cập mở kênh đào Suez nhằm giải phóng tàu chở hàng Ever Given
Tăng cường nỗ lực giải phóng tàu Ever Given, lo ngại ảnh hưởng đến giá dầu trên thế giới
Tàu chở hàng khổng lồ Ever Given.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết chính quyền của ông đang xem xét những gì có thể làm để giúp đỡ Ai Cập, sau khi tàu Ever Given dài 400 mét mắc cạn trên tuyến đường thủy thương mại quan trọng do gió mạnh.

Biden nói với các phóng viên ở Delaware: “Chúng tôi có thiết bị và năng lực mà hầu hết các quốc gia không có. Và chúng tôi đang xem chúng tôi có thể giúp được gì”.

Một quan chức Mỹ giấu tên cũng cho biết: Hải quân Mỹ đã chuẩn bị cử một nhóm chuyên gia nạo vét kênh đào đến giúp đỡ, nhưng đang chờ chính quyền địa phương phê duyệt.

Nỗ lực mới nhất nhằm giải thoát con tàu Ever Given bằng tàu kéo đã bị đình chỉ vào cuối ngày thứ Sáu và nỗ lực sẽ tiếp tục vào thứ Bảy. Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) không thể đưa ra quyết định ngay lập tức. Bernhard Schulte Shipmanagement (BSM), giám đốc kỹ thuật của Ever Given cho biết: Tổng số 25 thành viên thủy thủ đoàn vẫn còn trên tàu đều an toàn, sức khỏe và tinh thần tốt.

Một đội cứu hộ Hà Lan đã xác nhận hai tàu kéo bổ sung sẽ đến vào ngày 28/3 để giúp đánh bật con tàu bị mắc kẹt, BSM cho biết: “Không có báo cáo nào về ô nhiễm hoặc hư hỏng hàng hóa và các cuộc điều tra ban đầu loại trừ bất kỳ lỗi cơ khí hoặc động cơ nào khi tiếp đất”. Trước đó, SCA cho biết các nỗ lực giải phóng con tàu bằng tàu kéo đã được tiếp tục sau khi hoàn thành các hoạt động nạo vét ở mũi tàu để loại bỏ 20.000 mét khối cát.

Cơ quan chức năng cho biết: “Các hoạt động kéo cần sự hậu thuẫn của một số yếu tố hỗ trợ bao gồm hướng gió và thủy triều, điều này vô hình khiến quá trình giải cứu trở thành một quy trình kỹ thuật phức tạp”.

SCA hoan nghênh lời đề nghị giúp đỡ từ phía Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết họ có thể cử một tàu đến kênh đào, trong bối cảnh Ankara thúc đẩy hàn gắn quan hệ với Ai Cập sau nhiều năm thù hận. Việc ngừng lưu thông dọc theo kênh nối châu Âu và châu Á đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ cho các hãng tàu.

Tom Sharpe - Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh đã nghỉ hưu cho biết: Đặt cược tốt nhất cho nỗ lực tiếp theo là thủy triều dâng cao vào Chủ nhật, nhưng vì con tàu bị mắc cạn cả phía trước và phía sau nên có nguy cơ thân tàu bị vỡ nếu lực lượng cứu hộ kéo quá mạnh.

Mohab Mamish, cố vấn của Tổng thống Ai Cập về các dự án kênh đào Suez và cảng biển, nói với MBC Misr TV rằng: Nên sử dụng cần cẩu nổi để chuyển một số container của Ever Given sang một con tàu khác nhằm làm nhẹ con tàu và giúp nó tự nổi.

Tình trạng tắc nghẽn đã làm tăng giá vận chuyển đối với tàu chở nhiên liệu và làm xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu cho mọi mặt hàng tiêu dùng. Giá vận chuyển đối với tàu chở sản phẩm dầu tăng gần gấp đôi sau khi con tàu bị mắc cạn. Nỗ lực giải phóng con tàu khổng lồ có thể mất nhiều tuần và rất phức tạp do thời tiết bất ổn, đe dọa sự chậm trễ gây tốn kém cho các công ty đang phải đối phó với đại dịch COVID-19.

Một nghiên cứu của công ty bảo hiểm Đức Allianz cho thấy sự tắc nghẽn có thể gây thiệt hại cho thương mại toàn cầu từ 6 đến 10 tỷ USD mỗi tuần. Dữ liệu vận chuyển trên Refinitiv cũng cho biết: Dầu đã tăng giá hơn 3% vào thứ Sáu (26/3) khi hơn 30 tàu chở dầu đã đợi ở hai bên bờ kênh kể từ hôm thứ Ba (23/3). Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết: đối với khí đốt thô và khí đốt hóa lỏng hiện đang có nhu cầu thấp, điều này có thể sẽ giảm thiểu tác động đến giá cả.

Các thương nhân cho biết khoảng 4 triệu thùng dầu thô của Kazakhstan và một số loại Ural của Nga đang chờ đợi cùng với các tàu chở dầu chở dầu thô của Libya, Azeri và Biển Bắc cho các nhà máy lọc dầu châu Á. Nhà điều hành đường ống SUMED của Ai Cập đã tiếp cận các nhà giao dịch dầu thô, xem họ có muốn đặt chỗ trong hệ thống hay không? Nhưng cho đến nay các nhà giao dịch có xu hướng thích đợi để tránh phải trả chi phí bổ sung cao.

Theo FGE, hơn 60% hàng hóa xuất khẩu của châu Á sang phía Tây chảy qua kênh đào Suez bị mắc kẹt. Các nhà phân tích dự đoán tác động về giá sẽ lớn hơn đối với các tàu chở dầu nhỏ chở các sản phẩm dầu naphtha và dầu nhiên liệu xuất khẩu từ châu Âu sang châu Á, khi kênh đào vẫn đóng cửa trong nhiều tuần. Sự tắc nghẽn đang đè nặng lên thị trường dầu khí và dầu diesel.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đào Trang

vietinbank
ajinomoto