Sự cố tuabin bất ngờ khiến nhà máy hạt nhân của Nga ngừng hoạt động

13:40 | 16/11/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Một sự cố bất ngờ tại nhà máy điện hạt nhân Leningrad, nằm ở phía tây St. Petersburg ở Nga, đã khiến một trong các tổ máy của nhà máy phải đóng cửa.
Nhà máy hạt nhân Fukushima bắt đầu xả nước thải phóng xạ lần thứ 3Nhà máy hạt nhân Fukushima bắt đầu xả nước thải phóng xạ lần thứ 3
Mỹ: Phụ thuộc vào hạt nhân của Nga là quá nguy hiểmMỹ: Phụ thuộc vào hạt nhân của Nga là quá nguy hiểm
Sự cố tuabin bất ngờ khiến nhà máy hạt nhân của Nga ngừng hoạt động
Nhà máy điện hạt nhân Leningrad

Sự cố bất ngờ này xảy ra do cánh tuabin bị gãy, theo báo cáo hôm Chủ nhật 12/11 của Alexander Shutikov - người đứng đầu Rosenergoatom, Công ty vận hành các nhà máy điện hạt nhân của Nga.

Một hiện tượng mới

Nguyên nhân khiến cánh tuabin bị hỏng vẫn còn chưa sáng tỏ và là một “hiện tượng lạ kỳ”. Ông Shutikov tiết lộ vụ việc vẫn đang được điều tra. Tổ máy mà gặp sự cố được hình thành vào năm 2018, có lò phản ứng nước áp lực VVER-1200 thế hệ tiếp theo.

Chi tiết về vụ hư hỏng

Các cánh tuabin bị hư hỏng là một phần của tuabin hơi nước tốc độ cao 1.200 MW. Tua bin này được sản xuất bởi Power Machines, công ty thuộc sở hữu của doanh nhân Alexei Mordashov. Hiện tại, công ty đã chọn cách giữ im lặng về vấn đề này.

Đảm bảo an toàn hạt nhân

Rosatom, công ty mẹ của Rosenergoatom, nhấn mạnh rằng mặc dù trục trặc tuabin là nguyên nhân gây lo ngại nhưng nó không gây ra mối đe dọa đối với an toàn hạt nhân. Họ đảm bảo rằng tất cả các thiết bị của lò phản ứng vẫn hoạt động và sự cố đang được giải quyết. Dự kiến ​​công tác sửa chữa sẽ hoàn thành trước ngày 22/12.

Trong khi đó, điều đáng chú ý là các mô hình tuabin tương tự đang được sử dụng tại một tổ máy khác trong nhà máy Leningrad và ở khu vực phía nam Voronezh. Rosatom đảm bảo rằng họ đang tích cực điều tra và giải quyết sự cố cũng như đảm bảo chắc chắn rằng sự cố này không ảnh hưởng đến an toàn hạt nhân.

Yến Anh

BNN