Mỹ: Phụ thuộc vào hạt nhân của Nga là quá nguy hiểm
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng hạt nhân, Kathryn Huff, cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba 7/11, khoảng 20% nhiên liệu hạt nhân Mỹ sử dụng được Nga cung cấp, đây là điều“rất đáng lo ngại”.
Ông Huff nói: “Điều thực sự quan trọng là chúng tôi phải thoát khỏi sự phụ thuộc của mình, đặc biệt là từ Nga. Nếu không hành động, Nga sẽ tiếp tục giữ vững thị trường này… điều này thực sự quan trọng đối với an ninh quốc gia, khí hậu và sự độc lập về năng lượng của chúng ta”.
Trong khi Mỹ và các đồng minh EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với dầu khí của Nga do xung đột ở Ukraine, nhưng việc bán nhiên liệu hạt nhân của Nga vẫn hợp pháp và không bị trừng phạt. Hiện tại, có rất ít nguồn cung cấp thay thế cho các nhà máy điện của Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề chính trị xung quanh việc mua uranium của Nga đã buộc nhiều nhà nhập khẩu phải tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế, FT đưa tin, trích dẫn các nguồn tin trong ngành.
“Ngành của chúng tôi cần rời khỏi Nga, nhưng cần phải có điều gì đó để thay thế. Chúng tôi thực sự cần tăng công suất ở chuỗi cung ứng”, bà Maria Korsnick, Giám đốc điều hành của Viện Năng lượng Hạt nhân cho biết.
Công ty con của tập đoàn năng lượng hạt nhân khổng lồ Rosatom của Nga, Tenex, hiện là công ty duy nhất trên thế giới cung cấp sản phẩm thương mại Haleu, một loại nhiên liệu mới được sử dụng trong thế hệ lò phản ứng hạt nhân nhỏ hơn và hiệu quả hơn.
Nga sở hữu khoảng 50% cơ sở hạ tầng làm giàu uranium của thế giới. Quốc gia này tiếp tục là nhà cung cấp chính các dịch vụ khai thác, chế biến, chuyển đổi và làm giàu uranium cho các nhà máy điện của Mỹ. Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, năm ngoái, Washington đã phụ thuộc vào Moscow để có được khoảng 1/4 số uranium đã được làm giàu.
Yến Anh
RT
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
- Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
- Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
- TS. Dư Văn Toán: Tiềm năng và thách thức của điện rác tại Việt Nam