Serbia sẽ thay thế dầu Nga bằng dầu của Iran từ đầu tháng 11
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Serbia sẽ không thể mua dầu của Nga từ ngày 1/11 do các lệnh trừng phạt của EU, vì vậy nước này sẽ cố gắng thay thế dầu Nga bằng "dầu từ Iran hoặc một số nước khác", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Khai thác và Năng lượng - Zorana Mihajlovic cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tanjug.
"Từ ngày 1/11, chúng tôi sẽ không nhập khẩu dầu của Nga nữa, nhưng trước hết chúng tôi sẽ chủ yếu có dầu từ Kirkuk, chúng tôi sẽ có dầu của riêng mình với khối lượng là 20%, và phần còn lại sẽ là dầu của Iran hoặc một số loại dầu khác", Tanjug trích dẫn tuyên bố của Phó Thủ tướng.
Trước đó vào ngày 29/8, Tổng thống Serbia - Aleksandar Vucic đã phát biểu về việc nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu mỏ Nga. Theo ông, nước này sẵn sàng mua dầu từ Iraq, khí đốt từ Venezuela và than từ Indonesia. Vucic nhấn mạnh rằng tài chính của nước này đủ mạnh để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự kiến trong những tháng tới.
Vào ngày 21/8, Vucic đã thông báo rằng Serbia sẽ không thể nhận dầu của Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Các chuyến giao hàng sẽ kết thúc vào ngày 1/11.
Hồi tháng 6, Tổng thống Serbia tuyên bố rằng để tránh các vấn đề, nước này sẽ phải tìm kiếm các nguồn nhập khẩu dầu thay thế cho dầu của Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt chống Nga của EU đối với việc cung cấp dầu của Nga bằng các tàu chở dầu. Đồng thời, Vucic đảm bảo rằng chính phủ nước này đã đồng ý với một trong các công ty của Anh về việc cung cấp 200.000 tấn dầu diesel và các nguồn tài nguyên khác.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh