Nga tăng cường cung cấp khí đốt cho Trung Quốc gấp 3 lần thông qua đường ống Power of Siberia
![]() |
![]() |
![]() |
Một nhân viên đi ngang qua một phần của đường ống dẫn khí đốt Power Of Siberia của Gazprom ở vùng Amur, Nga |
“Việc xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia tiếp tục tăng trưởng. Chúng tôi cung cấp khí đốt hằng ngày vượt quá thỏa thuận trong hợp đồng. Khối lượng cung cấp hằng tháng thực tế trong tháng Hai nhiều gấp 3,2 lần so với tháng Hai năm 2020, ” Gazprom cho biết trong một tuyên bố.
Đường ống xuyên biên giới dài 3.000 km (1.864 dặm) bắt đầu cung cấp chính thức khí đốt tự nhiên của Nga cho Trung Quốc vào năm 2019. Công suất của đường ống này này là 61 tỷ mét khối khí mỗi năm, tính cả 38 tỷ mét khối xuất khẩu. Năm ngoái, Gazprom đã cung cấp 4,1 tỷ mét khối khí đốt cho Trung Quốc thông qua Power of Siberia. Công ty có kế hoạch tăng xuất khẩu thêm 6 tỷ mét khối.
Thỏa thuận cung cấp khí đốt thông qua đường ống Power of Siberia đã đạt được vào năm 2014 giữa Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), hai công ty này đã ký hợp đồng 30 năm. Đây là thỏa thuận lớn nhất từ trước đến nay của Gazprom và là đường ống dẫn khí đốt tự nhiên đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc.
Nga chuẩn bị tăng cường cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, bao gồm cả thông qua dự án Power of Siberia 2. Đường ống thứ hai này đã bước vào giai đoạn thiết kế vào năm ngoái và sẽ có khả năng cung cấp tới 50 tỷ mét khối khí sau khi hoàn thành. Gazprom dự định trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của Trung Quốc, chiếm hơn 25% lượng khí đốt nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2035.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- Bulgartransgaz: "Chúng tôi sẽ không ngừng vận chuyển khí đốt của Nga"
- Kenya tăng giá xăng lên mức kỷ lục bất chấp việc áp dụng trợ cấp nhiên liệu
- Iran có thể tăng gấp đôi xuất khẩu dầu nếu thị trường cần
- Big Oil dễ dàng "đánh bại" một số nghị quyết quan trọng về khí hậu
- Lợi nhuận ròng của công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới tăng 1,8 lần
- Gazprom đặt thêm năng lực vận chuyển khí đốt qua cửa khẩu Sudzha
- Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (9/5 - 15/5): Nga đang dần lấy lại ngôi "thống trị" trên thị trường khí đốt?
- Hoa Kỳ quan tâm và sẵn sàng đầu tư, tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam
- EU đặt mục tiêu về lệnh cấm vận đối với dầu của Nga theo từng giai đoạn
- Gazprom PJSC cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên sang Đức