Nga sẽ đánh bật Australia khỏi top 3 nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới trong vòng 8 năm nữa

20:14 | 09/01/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Nga sẽ trở thành một trong ba nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới về sản lượng trong vòng 5 đến 8 năm nữa, cố vấn năng lượng cấp cao của VYGON Consulting - Ekaterina Kolbikova cho biết.
Ngày càng nhiều tàu chở khí đốt bị “hút” tới châu ÂuNgày càng nhiều tàu chở khí đốt bị “hút” tới châu Âu
Nga sắp khai trương mỏ khí đốt triển vọng mới trên bờ biển Bắc CựcNga sắp khai trương mỏ khí đốt triển vọng mới trên bờ biển Bắc Cực
Một năm thịnh vượng của LNG - Cuộc đua kịch tính giữa các cường quốc LNGMột năm thịnh vượng của LNG - Cuộc đua kịch tính giữa các cường quốc LNG
Nga sẽ đánh bật Australia khỏi top 3 nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới trong vòng 8 năm nữa
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Kolbikova nói: “Trong khoảng thời gian từ 2027-2030, Nga sẽ trở thành một trong ba quốc gia đứng đầu về công suất hóa lỏng khí đốt, vượt qua Australia”.

Australia, Qatar và Mỹ hiện đang dẫn đầu về công suất hóa lỏng khí đốt. Hơn nữa, Qatar và Mỹ có kế hoạch rõ ràng về việc mở rộng thêm hoạt động sản xuất khí đốt hóa lỏng. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, Mỹ sẽ đạt vị trí đầu tiên về khối lượng khí đốt hóa lỏng vào cuối năm 2022. Các công ty Mỹ dự kiến ​​sẽ sản xuất 13,9 tỷ feet khối (393,6 triệu mét khối) LNG mỗi ngày, Australia dự kiến sản xuất 11,4 tỷ feet khối và Qatar10,4 tỷ feet khối.

Nga hiện đứng ở vị trí thứ tư.

"Nga không chỉ dựa vào khí đốt được phân phối qua các đường ống, ngược lại, theo ước tính của chúng tôi, tỷ trọng LNG trong xuất khẩu của Nga sẽ tăng từ 16% vào năm 2020 lên 28% vào năm 2025 và lên đến 33% vào năm 2030 phần lớn là do để kiếm tiền từ khí đốt ở các khu vực xa xôi [với hệ thống cung cấp khí đốt qua đường ống] ", Kolbikova nói.

Cố vấn này cho biết thêm, chiến lược kinh doanh của Nga khác với chiến lược của Mỹ.

"Để thực hiện một dự án LNG ở Nga, cần phải tìm thêm một nguồn tài trợ và đảm bảo khả năng sinh lời của các khoản đầu tư ở mức ít nhất 15% trong toàn bộ chu trình từ sản xuất đến bán hàng. Đây là bài toán khó do cơ sở nguồn lực, thị trường bên ngoài và môi trường pháp lý khó lường.” Kolbikova cho biết

Trong khi đó, các công ty Mỹ dựa vào nguồn vốn dài hạn nên họ chỉ cần trang trải phí vận hành cho quá trình hóa lỏng khí. Tất cả các rủi ro khác, bao gồm cả chi phí khai thác và doanh số bán khí, đều đổ lên vai khách hàng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

vietinbank
ajinomoto