Một năm thịnh vượng của LNG - Cuộc đua kịch tính giữa các cường quốc LNG

17:58 | 07/01/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành nước mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, theo một báo cáo của công ty tư vấn ngành năng lượng HIS Markit.
Ukraine dường như đã Ukraine dường như đã "tỉnh ngộ", muốn đàm phán để mua khí đốt trực tiếp từ Nga
Châu Âu bỗng dưng rút lượng khí đốt từ kho chứa ở mức thấp nhất trong thập kỷ quaChâu Âu bỗng dưng rút lượng khí đốt từ kho chứa ở mức thấp nhất trong thập kỷ qua
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (27/12/2021 - 2/1/2022): Cuộc chiến khí đốt chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệtNhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (27/12/2021 - 2/1/2022): Cuộc chiến khí đốt chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt
Một năm thịnh vượng của LNG - Cuộc đua kịch tính giữa các cường quốc LNG
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trung Quốc đã nhập khẩu 81,4 triệu tấn LNG vào năm 2021, tăng 17,8% so với một năm trước đó. Nhập khẩu của Nhật Bản tăng 0,2% lên 75 triệu tấn. Nhật Bản lần đầu tiên mất ngôi vị nhà nhập khẩu LNG lớn nhất kể từ đầu những năm 1970, theo báo cáo. Hàn Quốc đứng thứ 3 với 46,4 triệu tấn.

Australia là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm 2021, bán 83 triệu tấn năng lượng sạch này. Nhưng Mỹ có khả năng nhảy lên vị trí dẫn đầu vào năm 2022, vượt qua Qatar và Úc, theo HIS Markit.

Thị trường LNG toàn cầu đã và đang phát triển nhanh chóng kể từ năm 2021 khi một cảnh tượng mới hình thành, Michael Stoppard - chiến lược gia trưởng về khí đốt toàn cầu tại IHS Markit cho biết.

Giá LNG tăng cao kỷ lục trong năm qua. Giá giao ngay ở châu Á dao động quanh mức kỷ lục 40 USD / triệu BTU vào tháng 12. Sản lượng toàn cầu cũng tăng với nguồn cung LNG đạt 396 triệu tấn, tăng 5,5%.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

vietinbank
ajinomoto