Nga còn thiếu gì để bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang Uzbekistan

14:33 | 10/06/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Nhu cầu của Nga cấp bách hơn, do đó, Uzbekistan có nhiều thời gian và lợi thế hơn trên bàn đàm phán, theo The Diplomat.
Nga, Kazakhstan và Uzbekistan cân nhắc thành lập liên minh khí đốtNga, Kazakhstan và Uzbekistan cân nhắc thành lập liên minh khí đốt
Dấu hiệu cho thấy Nga đang mở rộng hợp tác dầu khíDấu hiệu cho thấy Nga đang mở rộng hợp tác dầu khí
Nga còn thiếu gì để bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang Uzbekistan
Ảnh minh họa

Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan Almasadam Satkaliyev cho biết Kazakhstan sẵn sàng cung cấp cơ sở hạ tầng cho quá trình vận chuyển khí đốt của Nga sang Uzbekistan trong “mùa thu-đông năm 2024” sau khi Tashkent và Moscow kết thúc đàm phán về khối lượng và giá cả.

Đó là tin tức mới nhất gắn liền với triển vọng Nga xuất khẩu khí đốt sang Kazakhstan và Uzbekistan. Mặc dù cả hai đều là nước khai thác và xuất khẩu khí đốt tự nhiên, nhưng trong những mùa đông gần đây, Tashkent và Astana đã rơi vào tình trạng thiếu năng lượng khi phải đáp ứng cả nhu cầu trong nước ngày càng tăng và các hợp đồng hiện có với Trung Quốc. Vấn đề ngày càng trầm trọng hơn do cơ sở hạ tầng đã trở nên cũ kỹ.

Mặc dù các quan chức Kazakhstan và Uzbekistan đã gặp khó khăn khi nói về một “liên minh khí đốt” với Nga vào cuối năm 2022, nhưng bản thân ý tưởng nhập khẩu khí đốt từ Nga vẫn có lý.

Vào tháng 1, Gazprom đã ký “lộ trình” hợp tác với cả chính phủ Kazakhstan và Uzbekistan. Thông tin chi tiết về lộ trình này là rất ít, nhưng Uzbekistan cho biết họ sẽ bắt đầu nhập khẩu khí đốt của Nga vào ngày 1/3.

Vào tháng 2, Bộ trưởng Năng lượng Uzbekistan Zhurabek Mirzamakhmudov và người đồng cấp Kazakhstan, Bolat Akchulakov (người được bổ nhiệm làm cố vấn tổng thống vào tháng 4) đã gặp Chủ tịch Gazprom Alexey Miller tại St. Petersburg và thảo luận về “khả năng” của một thỏa thuận khí đốt ba bên.

Gazeta.uz đưa tin rằng trong cuộc họp tháng 2, các quan chức đang xem xét các tuyến vận chuyển khí đốt qua đường ống Trung Á-Trung tâm (CAC) (chạy từ Turkmenistan qua Uzbekistan và Kazakhstan tới Nga) và đường ống Bukhara-Ural, chạy từ Uzbekistan qua Kazakhstan tới Nga.

Một nguồn tin nói với cơ quan truyền thông của Uzbekistan rằng để cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga đến các quốc gia Trung Á thông qua đường ống CAC, cần phải đầu tư đáng kể và các trạm nén khí mới để cho phép đảo ngược dòng chảy. Và vào cuối tháng 2, Kazakhstan thông báo rằng họ có kế hoạch bắt đầu xây dựng tuyến thứ ba cho đường ống Bukhara-Ural, với chi phí ước tính là 95,6 triệu USD.

Vào ngày 1/3, Bộ Năng lượng Uzbekistan cho biết nước này trên thực tế chưa bắt đầu nhập khẩu khí đốt của Nga vì chưa đạt được thỏa thuận cụ thể nào.

Đến tháng 4, có vẻ như Uzbekistan đang nghiêng về lộ trình CAC. Mirzamakhmudov cho biết đường ống Bukhara-Ural không phù hợp vì nó “xuống cấp”. Các kế hoạch của Kazakhstan về tuyến thứ ba có thể khiến đường ống này trở nên khả thi, nhưng nó sẽ không thể được thực hiện sớm.

Rõ ràng là lợi ích của Nga không phải là cung cấp nhiều cho Kazakhstan và Uzbekistan mà là để tiếp cận Trung Quốc. Một báo cáo của TASS đã trích dẫn phân tích của Trung tâm Phát triển Năng lượng Nga, trong đó có kỳ vọng rằng Gazprom “sẽ có thể đồng ý về việc cung cấp tới 10 tỷ mét khối khí đốt cho Uzbekistan và Kazakhstan, trong đó 4-6 tỷ mét khối sẽ là khí trung chuyển cho Trung Quốc.”

Vào tháng 5, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev đã tới Tây An để tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của các nhà lãnh đạo từ Trung Quốc và Trung Á. Vào ngày 22/5, Uzbekistan tuyên bố đã nối lại xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc lần đầu tiên trong năm nay, với kim ngạch trị giá 40,47 triệu USD trong tháng Tư. Ngay sau đó, vào ngày 30/5, Mirzamakhmudov dường như đã dừng kế hoạch của Nga và nói rằng trong khuôn khổ lộ trình, các bên vẫn đang nghiên cứu các khả năng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

“Ngay sau khi các vấn đề kỹ thuật được giải quyết, chúng tôi sẽ thảo luận về các điều khoản thương mại,” ông nói.

Vài tháng qua đã chỉ thấy những tiến bộ khiêm tốn cũng như minh họa rõ ràng về những khó khăn hiện tại, từ kỹ thuật và kinh tế, cho đến chính trị. Uzbekistan đang ở vị thế có lợi và dường như Tashkent biết điều đó. Những gì Uzbekistan cần là đủ khí đốt để trang trải tình trạng thiếu hụt trong mùa đông trong nước mà không phải thất hứa với Trung Quốc. Đó cũng chính là thứ mà Nga có thể thỏa mãn.

Và khi mùa hè đã đến, Uzbekistan có thể yên tâm đợi vài tháng và đàm phán lấy thỏa thuận tốt nhất. Trong khi đó, Moscow đang ở thế yếu do cuộc xung đột ở Ukraine, và nhu cầu tìm kiếm thêm nhiều con đường để bán khí đốt cho Trung Quốc trở nên cấp bách hơn.

kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đỗ Khánh

The Diplomat