Nga chứng tỏ khả năng phi thường về khai thác thị trường nhiên liệu mới

11:20 | 03/02/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tờ Financial Times đưa tin ngày 30/1, trích dẫn số liệu chính thức của Chính phủ và dữ liệu từ công ty phân tích Kpler, Nga đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ lớn nhất sang Brazil.
Phân tích động thái cắt giảm khai thác dầu của AramcoPhân tích động thái cắt giảm khai thác dầu của Aramco
Nga bất ngờ cắt giảm xuất khẩu xăng dầuNga bất ngờ cắt giảm xuất khẩu xăng dầu
Nga chứng tỏ khả năng phi thường về khai thác thị trường nhiên liệu mới
Nhà máy lọc dầu của Gazprom Neft của Nga ở ngoại ô Moscow. Ảnh AFP

Do Nga đang tập trung tìm kiếm các thị trường mới cho các sản phẩm dầu mỏ của mình trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, nên một trong những khách hàng mới là Brazil.

Theo báo cáo, vào năm 2023, thành viên BRICS này đã nhập khẩu 6,1 triệu tấn nhiên liệu diesel của Nga trị giá 4,5 tỷ USD vào năm 2023. Con số này tăng mạnh mẽ so với mức chỉ 101.000 tấn, trị giá 95 triệu USD của năm 2022, tăng 6.000% về khối lượng.

Trong khi đó, các chuyến hàng dầu nhiên liệu của Nga đến Brazil vào năm 2023 trị giá 5,3 tỷ USD, tăng từ mức chỉ 1,1 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2022, đánh dấu mức tăng trưởng 400% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo dữ liệu do Kpler theo dõi, vào tháng 10 Brazil đã vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành khách hàng mua dầu diesel lớn nhất của Nga, trong khi lượng nhập khẩu dầu diesel từ Nga tăng mạnh được ghi nhận vào năm 2023 có nghĩa là Nga đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà cung cấp nhiên liệu lớn nhất cho Brazil.

Trong khi đó, xuất khẩu dầu nhiên liệu tăng vọt đã đẩy xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga trong 4 tuần tính đến ngày 31/12 lên mức cao nhất trong 8 tháng, theo dữ liệu từ Vortexa và Bloomberg tổng hợp hồi đầu tháng này.

Theo Bộ Công nghiệp và Ngoại thương nước này, FT trích dẫn: Thương mại của Brazil bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố” và sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu nhiên liệu là “kết quả của các quyết định từ nhiều đại lý tư nhân và tuân theo logic cung cầu”.

Các quan chức Chính phủ cũng nói với hãng tin này rằng sức mua tăng mạnh đã giúp duy trì giá tiêu dùng ở mức ổn định. Giá nhiên liệu trong nước thấp cũng giúp ích cho ngành nông nghiệp khổng lồ của đất nước.

Nga bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của mình vào năm 2022 sau khi EU, G7 và các đồng minh áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, cùng với mức trần giá 60 USD/thùng. Sau đó, những hạn chế tương tự đã được đưa ra đối với việc xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ. Kết quả là các nhà khai thác dầu của Nga đã chuyển nguồn cung sang châu Á và châu Mỹ Latinh.

Yến Anh

RT

vietinbank
thaco