Nga chuẩn bị đón nhận đợt trừng phạt mới?

14:00 | 05/05/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các biện pháp trừng phạt mới dự kiến sẽ được các nhà lãnh đạo hoàn thiện bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Nhật Bản vào cuối tháng này, theo các nguồn tin phương Tây.
Nga chuyển hướng sang Bắc Phi để Nga chuyển hướng sang Bắc Phi để "né" đòn trừng phạt
Sản lượng dầu thô của Nga trở về mức trước khi chịu các lệnh trừng phạtSản lượng dầu thô của Nga trở về mức trước khi chịu các lệnh trừng phạt
Nga chuẩn bị đón nhận đợt trừng phạt mới?
Ảnh minh họa

Bloomberg vừa qua đưa tin rằng Châu Âu, Mỹ và các đồng minh khác của Ukraine đang chuẩn bị đưa ra một đợt trừng phạt khác nhằm hạn chế hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga và tăng áp lực lên nền kinh tế của quốc gia này.

Các kế hoạch dự kiến sẽ được công bố xung quanh cuộc họp G7 sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về những phương pháp trừng phạt nào đã thành công cho đến nay và những phương án còn lại.

Vòng đề xuất trừng phạt thứ 11 sẽ tìm cách giảm bớt hoạt động bí mật liên quan đến việc vận chuyển dầu của Nga từ tàu này sang tàu kia ở giữa đại dương, ngoài tầm theo dõi của các cơ quan quản lý.

Người ta đã quan sát thấy các tàu của Nga tắt Hệ thống nhận dạng tự động (AIS), hành động còn được gọi là 'tàng hình', trước khi quay trở lại cảng mà chúng xuất phát, minh chứng cho việc chuyển hàng từ tàu này sang tàu khác.

Phục hồi kinh tế tại Nga

Dầu mỏ của Nga chiếm 45% ngân sách của đất nước vào năm 2021. Tổng thống Putin phát biểu trong một cuộc họp trên truyền hình rằng ngành dầu khí Nga đang tạo ra "xu hướng tích cực" cho nền kinh tế vào tháng trước, trong bối cảnh giá dầu tăng. Sự phục hồi diễn ra sau khi nền kinh tế suy giảm 2,1% trong năm 2022.

Ngân hàng trung ương Nga cho biết nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng tới 2% trong năm nay, đưa GDP đạt mức trước chiến tranh vào cuối năm 2024. Bất chấp các lệnh trừng phạt từ Châu Âu và Mỹ, Nga tuyên bố rằng tất cả dầu bị trừng phạt đã được đã “chuyển hướng” thành công sang các quốc gia “thân thiện hơn”.

Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành những nhà nhập khẩu dầu chính của Nga trong năm qua, cùng với các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), vốn là đồng minh của Nga.

Các quan chức EU nói với Bloomberg rằng gói trừng phạt của khối sẽ nhắm vào các tàu tắt AIS, nhưng nó vẫn chưa được tất cả các quốc gia thành viên EU chấp thuận. Các biện pháp trừng phạt, nếu được thông qua, cũng sẽ được áp dụng đối với 36 cá nhân. Theo các nguồn tin, Mỹ, Canada và Nhật Bản cũng đang chuẩn bị các gói trừng phạt của riêng họ.

Đỗ Khánh