Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á suy thoái lần đầu tiên sau 22 năm

10:01 | 09/11/2020

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Indonesia đã rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên sau 22 năm khi đại dịch coronavirus tiếp tục gây thiệt hại cho nước này.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng trưởng kỷ lụcNền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng trưởng kỷ lục
IMF cam kết cho Nigeria và 79 nền kinh tế khác vay 100 tỷ USDIMF cam kết cho Nigeria và 79 nền kinh tế khác vay 100 tỷ USD
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á suy thoái lần đầu tiên sau 22 năm

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á có mức tăng trưởng giảm 3,49% trong quý 3 năm nay, so với cùng kỳ năm 2019.Trước đó trong quý 2 năm 2020, mức tăng trưởng của nước này đã giảm 5,32%, điều đó đã đẩy Indonesia vào một cuộc suy thoái.Lần cuối cùng Indonesia bước vào suy thoái là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998.

Các nhà chức trách ở Indonesia đã dự đoán rằng 3,5 triệu người nước này có thể mất việc làm do tác động của coronavirus.Indonesia có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Bẫy du lịch

Trong khi nông nghiệp là ngành chính của nền kinh tế Indonesia, tuy nhiên Indonesia chủ yếu dựa vào những đồng đô la kiếm được từ du lịch.

Hàng triệu người nước ngoài bay đến Bali mỗi năm để tìm kiếm những bãi biển hoang vắng, ruộng lúa bậc thang và những ngôi đền Hindu rộng lớn.

Nhưng số lượng du khách đã giảm mạnh kể từ khi Indonesia đóng cửa biên giới đối với người không cư trú, giống như các quốc gia khác đang chiến đấu với đại dịch.

Mức tăng trưởng kinh tế của nước này giảm 3,49% trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 nhiều hơn một chút so với mức 3% mà các nhà kinh tế đã dự đoán.

Thủ đô Jakarta rơi vào tình trạng bán cách ly thứ hai trong bốn tuần bắt đầu từ giữa tháng 9 với các ca bệnh gia tăng tăng áp lực lên hệ thống y tế của nước này.

Ngân hàng ANZ viết: “Nhìn chung, nền kinh tế Indonesia đã qua thời điểm nguy kịch nhất, nhưng với sự bùng phát dịch bệnh trong nước vẫn chưa được kiểm soát, hoạt động kinh tế có khả năng tiếp tục chịu áp lực”.

Các quan chức chính phủ đã cam kết thúc đẩy chi tiêu để đối phó với tác động của đại dịch và đẩy mạnh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia tăng trưởng trở lại.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh