Nam Phi bắt buộc phải chuyển đổi năng lượng?

11:05 | 10/04/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Gần đây, Nam Phi muốn trì hoãn việc đóng cửa một số tổ máy nhiệt điện than.
Nam Phi bắt buộc phải chuyển đổi năng lượng?

Là một quốc gia phụ thuộc hơn 80% vào than đá để sản xuất điện năng, dường như Nam Phi có thể tin tưởng vào cam kết của các quốc gia châu Âu cũng như Mỹ để giảm mức phụ thuộc này bằng cách lựa chọn năng lượng sạch hơn.

Thực tế, sau khi Mỹ, Pháp, Vương quốc Anh và Đức cam kết viện trợ 8,5 tỷ USD cho quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng cho Nam Phi, thì đến lượt Tây Ban Nha cũng hứa sẽ viện trợ 2,3 tỷ USD cho quốc gia này. Số tiền cam kết trên tổng cộng lên đến 10,8 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng số tiền đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Nam Phi từ năm 2000 - 2020 (17 tỷ USD theo IRENA).

Tuy nhiên, Nam Phi là một quốc gia có nền công nghiệp hóa nhất ở châu Phi. Một nền công nghiệp hóa chủ yếu được các nhà máy nhiệt than hỗ trợ. Ngoài việc cung cấp phần lớn điện năng cho cả nước, các mỏ than còn tạo ra việc làm cho khoảng 93.000 người dân (theo dữ liệu chính thức vào năm 2021).

Kết quả là bất chấp các nhà máy nhiệt than đã cũ kỹ và nhiều lần hỏng hóc gây ra tình trạng ngắt điện nghiêm trọng, dẫn đến khó khăn cho nền kinh tế đất nước trong nhiều năm qua, Nam Phi cũng chỉ còn cách từ bỏ dần dần chất đốt này, chứ không thể ngừng đột ngột.

Kể từ năm 2007, Nam Phi đã trải qua nhiều giai đoạn cắt điện, được Eskom gọi là "giảm tải". Đây là những lần cắt điện có chủ ý, khi việc cung cấp điện bị gián đoạn trong cùng khoảng thời gian tại nhiều vùng khác nhau của khu vực phân phối.

Giảm tải đã lập kỷ lục mới trong ba năm qua, vượt mức kỷ lục năm 2015, với 852 giờ mất điện, tương đương khoảng 10% trong năm. Trong năm 2020 và 2021, cả nước lần lượt trải qua 859 giờ và 1169 giờ trên tổng số giờ cắt điện hàng năm. Năm 2022 cũng chứng kiến một bước nhảy vọt về tổng thời gian cắt điện, với việc nước này phải chịu 205 ngày mất điện luân phiên.

Đối với quốc gia có nền công nghiệp hóa lớn nhất châu Phi, việc giảm tải này rõ ràng đã dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là về kinh tế.

Ngày 7/4, Nam Phi đã dỡ bỏ tình trạng thảm hoạ năng lượng toàn quốc, được kích hoạt hai tháng trước đó, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng điện nghiêm trọng đè nặng lên nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân, hành động này cho thấy "sự cải thiện trong việc cung cấp điện". "Chính phủ chấm dứt, với hiệu lực ngay lập tức, tình trạng thảm họa toàn quốc. Sự cải thiện trong việc cung cấp điện phần lớn là do Tổng thống Cyril Ramaphosa đã bổ nhiệm một bộ trưởng năng lượng", chính phủ cho biết, nhưng không giải thích chi tiết về tiến độ. "Điều này không có nghĩa là vấn đề không còn tồn tại, việc cắt giảm vẫn tiếp tục", Parks Tau, thuộc Bộ phụ trách quản lý thiên tai, chia sẻ trong một cuộc họp báo.

OPEC+ nắm quyền OPEC+ nắm quyền "chỉ đạo" thị trường dầu khi cung tăng chậm cầu
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ tiêu tốn hàng nghìn tỷ USDQuá trình chuyển đổi xanh sẽ tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD
Chuyển đổi năng lượng mang lại gì cho Exxon Mobil?Chuyển đổi năng lượng mang lại gì cho Exxon Mobil?

Nh.Thạch

AFP