Mỹ mở cuộc đấu giá khoan dầu khí lớn nhất kể từ năm 2015

10:48 | 21/12/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hôm thứ Tư 20/12, cuộc đấu giá quyền khoan ở Vịnh Mexico của Chính quyền Biden đã huy động được 382 triệu đô la.
Đâu mới thực sự là nguyên nhân khiến các gã dầu khí khổng lồ rời bỏ Nigeria?Đâu mới thực sự là nguyên nhân khiến các gã dầu khí khổng lồ rời bỏ Nigeria?
Nga tăng cường xuất khẩu sản phẩm dầu, đi ngược lại với cam kết của OPEC+Nga tăng cường xuất khẩu sản phẩm dầu, đi ngược lại với cam kết của OPEC+
Mỹ mở cuộc đấu giá khoan dầu khí lớn nhất kể từ năm 2015
Giàn khoan dầu ở Vịnh Mexico sau khi bão Ida đổ bộ vào Louisiana, ở Grand Isle, Louisiana, Mỹ ngày 31 tháng 8 năm 2021

Theo một thống kê của Reuters, tổng giá của cuộc đấu giá lần này cao nhất, so với bất kỳ cuộc đấu giá cho thuê diện tích dầu khí ngoài khơi nào của liên bang kể từ năm 2015.

Shell, Hess, Anadarko, BP, Chevron, Repsol và Equinor nằm trong số 26 công ty tham gia cuộc đấu giá này.

Theo chương trình phát sóng trực tuyến về đợt bán đấu giá của Cục Quản lý Năng lượng Đại dương Mỹ (BOEM), Anadarko đã có giá thầu cao nhất trong cuộc đấu giá là hơn 25 triệu USD cho một lô ở khu vực nước sâu hẻm núi Mississippi.

Cuộc đấu giá này có thể sẽ là cơ hội cuối cùng để các công ty dầu khí đấu thầu diện tích Vịnh Mexico cho đến năm 2025, theo lịch trình 5 năm của Chính quyền.

Một công ty dầu khí lớn cho biết kết quả đấu giá nhấn mạnh vai trò của Vịnh Mexico như một động cơ kinh tế và kêu gọi Quốc hội yêu cầu cho thuê nhiều hơn.

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Đại dương Quốc gia Erik Milito cho biết trong một tuyên bố: “Ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi của Mỹ đang đẩy mạnh và có các khoản đầu tư quan trọng để tăng cường năng lượng, kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta trong nhiều thập kỷ tới”.

Việc cho thuê hơn 72,7 triệu mẫu Anh ở Thềm lục địa, trong đó có 6 triệu mẫu Anh mà các quan chức Bộ Nội vụ đã cố gắng thu hồi nhiều tháng trước để bảo vệ môi trường sống của cá voi Rice.

Một thẩm phán liên bang đã ra lệnh mở rộng diện tích đấu giá sau khi các công ty dầu khí khởi kiện.

Một nhóm môi trường cho biết ngành dầu mỏ đang ưu tiên lợi nhuận hơn môi trường.

Kristen Monsell - Giám đốc pháp lý đại dương của Trung tâm Đa dạng sinh học, cho biết trong một tuyên bố: “Việc cho thuê vĩnh viễn, các dự án xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch mới và sự cố tràn dầu đang tạo ra một tình huống khủng khiếp cho sinh vật biển và cộng đồng vùng Vịnh”.

Khoảng 2,4% diện tích dầu khí được đấu giá đã nhận được hồ sơ thầu, theo tài liệu thống kê trước khi đấu giá được đăng trên trang web của BOEM. Hơn 3/4 diện tích nhận được hồ sơ thầu nằm trong vùng nước sâu hơn 800 mét (2.625 feet).

BOEM sẽ công bố số liệu thống kê đấu giá bổ sung sau ngày thứ Tư.

Tổng thống Joe Biden đã tìm cách hạn chế việc cho thuê dầu khí mới như một phần trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu của ông, nhưng luật liên bang mới quy định việc cho thuê điện gió ngoài khơi phụ thuộc vào việc cho thuê khoan dầu khí.

Chính quyền Biden coi việc phát triển điện gió ngoài khơi là quan trọng để khử cacbon cho ngành điện lực Mỹ.

Cuộc đấu giá này diễn ra vài ngày sau khi Mỹ và gần 200 quốc gia khác đồng ý bắt đầu giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Yến Anh

Reuters