Mặt hàng nông sản diễn biến trái chiều trong phiên 21/6

10:00 | 22/06/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT đóng cửa với các mức tăng giảm trái chiều nhau. Đáng chú ý nhất vẫn là sự phục hồi mạnh mẽ của dầu đậu tương, sau khi đã bị điều chỉnh rất mạnh trong tuần trước.
Mặt hàng nông sản diễn biến trái chiều trong phiên 21/6
Ảnh minh họa.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đậu tương kỳ hạn tháng 11 đóng cửa với mức tăng nhẹ 0.48% lên mức 1319.25 cent/giạ. Đơn hàng lên đến 456,000 tấn đậu tương của Mỹ bán cho Trung Quốc cùng một quốc gia giấu tên là yếu tố chính hỗ trợ giá trong phiên hôm qua. Đây cũng là đơn hàng lớn trong ngày đầu tiên của đậu tương kể từ 19/5 đến nay.

Khô đậu tương cũng có gapdown và suy yếu trong suốt phiên sáng, sau đó bật tăng mạnh khi bước vào phiên tối do mặt hàng này chủ yếu đi theo giá đậu tương, tuy nhiên lực bán kỹ thuật ở vùng kháng cự 380 cùng diễn biến tăng mạnh của giá dầu đậu tương đã gây áp lực ngược lên giá khô đậu trong suốt khoảng thời gian sau đó.

Còn đối với dầu đậu, bất chấp việc giá dầu cọ Malaysia giảm nhẹ khi mà sản lượng của nước này trong 20 ngày đầu tháng 6 được hiệp hội thương mại SSPOMA ước tính tăng 13.4%, giá dầu đậu tương vẫn tăng vọt đến 3.5 cent trong đầu phiên tối nhờ lực kéo của giá dầu thô thế giới.

Ngô là mặt hàng dẫn đầu xu hướng giảm của toàn nhóm nông sản với mức giảm mạnh 1.63%. Theo công ty tư vấn GCMA, Mexico dự kiến sẽ nhập khẩu 18 triệu tấn ngô trong năm nay, tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, chính phủ nước này sẽ giảm nhập khẩu 2 triệu tấn ngô trong trung hạn do tốc độ nhập khẩu ngô ngày càng tăng một cách đáng lo ngại.

Lúa mì giảm không đáng kể 0.11% trong phiên hôm qua. Giao hàng lúa mì tuần này của Mỹ cũng giảm so với báo cáo trước và cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, MARS cũng đã nâng dự báo năng suất từ 5.91 tấn/ha lên 6.01 tấn/ha trong năm nay, cao hơn 5.6% so với mức trung bình 5 năm. Những thông tin trên đã tác động “bearish” lên giá mặt hàng này, tuy nhiên tác động giảm giá đã bị hạn chế do triển vọng nhu cầu nhập khẩu từ các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng lên.

Thời tiết ở Mỹ vẫn là yếu tố tác động chính lên giá ngôThời tiết ở Mỹ vẫn là yếu tố tác động chính lên giá ngô
Các mặt hàng nông sản tăng mạnh trở lại trong phiên cuối tuầnCác mặt hàng nông sản tăng mạnh trở lại trong phiên cuối tuần
Các mặt hàng nông sản tràn ngập sắc đỏ trong phiên 15/6Các mặt hàng nông sản tràn ngập sắc đỏ trong phiên 15/6

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đức Huy

Tin: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mxv)