Làn sóng biểu tình tiếp tục phản đối khi Nhật chuẩn bị xả nước nhiễm hạt nhân

18:56 | 08/06/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Nhật Bản đã bắt đầu đưa nước biển vào một đường hầm dưới nước được xây dựng để xả nước nhiễm hạt nhân ra đại dương từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, truyền thông địa phương đưa tin hôm thứ Ba 6/6.
Tình hình tại nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu được kiểm soát sau vụ nổ đậpTình hình tại nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu được kiểm soát sau vụ nổ đập
Nhật Bản thông qua dự luật năng lượng hạt nhânNhật Bản thông qua dự luật năng lượng hạt nhân
Làn sóng biểu tình tiếp tục phản đối khi Nhật chuẩn bị xả nước nhiễm hạt nhân

Một người biểu tình cầm tấm bảng phản đối kế hoạch xả nước thải nhiễm hạt nhân của Nhật Bản trước trụ sở TEPCO ở Tokyo, Nhật Bản

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), nhà điều hành nhà máy, cho biết quá trình này bắt đầu vào chiều thứ Hai 5/6, theo đài truyền hình quốc gia NHK.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản đã đưa ra một thông cáo vào hôm thứ Hai về các mối nguy hiểm khi xả nước nhiễm hạt nhân từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Thông cáo này trích dẫn dữ liệu từ một báo cáo do TEPCO đưa ra, tiết lộ các nguyên tố phóng xạ trong cá biển đánh bắt tại bến cảng của nhà máy vượt xa mức an toàn để con người tiêu thụ.

Đặc biệt, số liệu thống kê được công bố cho thấy hàm lượng Cs-137 - nguyên tố phóng xạ là sản phẩm phụ phổ biến trong các lò phản ứng hạt nhân, cao gấp 180 lần so với mức tối đa tiêu chuẩn được quy định trong luật an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

Theo thông cáo, có hơn 60 hạt nhân phóng xạ, bao gồm tritium, carbon-14, cobalt-60, strontium-90 và iodine-129, trong nước bị nhiễm xạ hạt nhân.

Một số hạt nhân tồn tại lâu dài có thể hòa theo dòng hải lưu và dẫn đến hiệu ứng tập trung sinh học, điều này sẽ làm tăng tổng lượng hạt nhân phóng xạ trong môi trường và gây ra những nguy hiểm khó lường đối với hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.

Một cuộc biểu tình tự phát đã được tổ chức trước trụ sở của TEPCO ở Tokyo vào tối thứ Tư (7/6). Những người biểu tình cho rằng việc xả nước nhiễm hạt nhân ra đại dương là một hành động hết sức vô trách nhiệm.

Cùng ngày, Green Korea United, một nhóm bảo vệ môi trường, cũng tổ chức cuộc biểu tình trước đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul, gọi việc xả thải này là "tội ác quốc tế" sẽ gây nguy cơ ô nhiễm hơn nữa cho thế giới thông qua các vùng biển, Trung Quốc.

Yến Anh

vietinbank
ajinomoto