Hy Lạp sẽ trở thành trung tâm khí đốt tại Đông Nam Âu

03:04 | 27/01/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hy Lạp sẽ bổ sung thêm hai bến cảng LNG để lưu trữ và khí hóa, do đó họ có thể tăng cường an ninh nguồn cung khí đốt cho quốc gia mình và có được vai trò lớn trong việc vận chuyển khí đốt cho châu Âu và Balkan bằng cách tận dụng tối đa vị trí chiến lược và các hành lang mới.
Mỹ đưa ra Mỹ đưa ra "chiến lược toàn cầu" để tăng sản lượng khí đốt nếu Nga xâm lược Ukraine
Phát hiện khí đốt và condensate ngoài khơi IndonesiaPhát hiện khí đốt và condensate ngoài khơi Indonesia
Động cơ nào khiến Áo muốn loại khí đốt ra khỏi lệnh trừng phạt Nga của EU?Động cơ nào khiến Áo muốn loại khí đốt ra khỏi lệnh trừng phạt Nga của EU?
Mỹ đang tìm cách kiếm thêm tiền từ cuộc khủng hoảng năng lượng ở EUMỹ đang tìm cách kiếm thêm tiền từ cuộc khủng hoảng năng lượng ở EU
Hy Lạp sẽ trở thành trung tâm khí đốt tại Đông Nam Âu
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Các tập đoàn năng lượng của Hy Lạp muốn tận dụng tối đa cơ hội để khí đốt trở thành nhiên liệu cầu nối trên con đường đến năng lượng sạch, và các nước Balkan cần đa dạng hóa nguồn cung của họ và không quá phụ thuộc vào Gazprom.

Vì vậy, các công ty này đã thiết kế và đang xúc tiến cơ sở hạ tầng để tham gia vào hệ thống LNG của Hy Lạp. LNG sẽ sử dụng đường ống của Hy Lạp (Đường ống xuyên Adriatic, Đường ống liên kết Hy Lạp-Bulgaria và các đầu nối của nó, và kế hoạch xây đường ống nối với Bắc Macedonia) để đến các nước láng giềng và giảm sự phụ thuộc của họ vào Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài việc chú trọng vào các đường ống dẫn, Hy Lạp cũng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng LNG, biến họ thành một trung tâm khí đốt tại Đông Nam Âu.

Do đó, ngoài đảo Revythousa, ngoài khơi bờ biển Attica, Hy Lạp có khả năng sẽ có được các bến gần Corinth và Alexandroupoli.

Dự án bến cảng LNG tại Alexandroupoli đã gần đến ngày đóng dấu quyết định đầu tư với kinh phí 363,7 triệu euro. Dự án này đang được điều hành bởi Gastrade của Tập đoàn Copelouzos với sự tham gia của Gaslog Investment, DEPA Commercial, nhà điều hành mạng lưới khí DESFA và Bulgartransgaz EAD.

Một bến cảng khác để nhập khí tự nhiên vào Hy Lạp đang được tập đoàn lọc dầu Motor Oil chuẩn bị xây dựng gần Corinth. Bến cảng này sẽ cần khoản đầu tư lên tới 300 triệu euro và có tên Dioryga Gas.

Dioryga Gas sẽ có công suất lưu trữ 210.000 mét khối và công suất khí hóa 132.000 MWh mỗi ngày, với nhu cầu trung bình hằng năm ước tính khoảng 2,5 tỷ mét khối. Dự án Dioryga Gas hoàn thành, sẽ tăng 80% công suất lưu trữ trong hệ thống khí đốt của Hy Lạp, tăng cường an ninh nguồn cung của Hy Lạp.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh