Giá dầu có thể hạ nhiệt nếu OPEC+ không giảm mạnh sản lượng
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Giảm mạnh sản lượng để cứu giá dầu
OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số đồng minh ngoài khối gồm Nga, đã chuyển cuộc họp tại Vienna vào ngày 4/12 tới sang hình thức trực tuyến, dẫn tới nhận định rằng nhóm có thể sẽ không thay đổi chính sách hiện tại.
Trước đó vào tháng 10, liên minh này đã đồng ý với kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày từ tháng 11 cho đến cuối năm 2023. Do điều khoản giới hạn về sản xuất của một số thành viên của liên minh, mức cắt giảm thực tế mà nhóm dự kiến sẽ đạt được là từ gần 1 triệu đến 1,1 triệu thùng/ngày.
Theo một số nguồn tin đã xác nhận với Reuters, OPEC+ đang muốn đánh giá tác động của việc kiểm soát giá dầu sản xuất từ Nga đối với thị trường và xem xét kỹ hơn bức tranh về triển vọng nhu cầu dầu ở Trung Quốc khi quốc gia này có khả năng sẽ nới lỏng quy định nghiêm ngặt về COVID-19 sau các cuộc biểu tình diễn ra gần đây.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích không loại trừ khả năng OPEC+ sẽ cắt giảm thêm sản lượng khi nguồn cung dư thừa hiện tại có thể khiến giá dầu lao dốc.
Cùng với đó là việc nền kinh tế Trung Quốc siết chặt các biện pháp chống COVID-19 và việc Liên minh châu Âu không thống nhất được mức trần giá dầu của Nga đang đè nặng lên thị trường. Các nhà phân tích tại Tập đoàn ING chỉ ra sự yếu kém gần đây là lý do tại sao không thể phủ nhận khả năng nguồn cung sẽ bị cắt giảm hơn nữa.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết nhu cầu dầu thấp của Trung Quốc và khả năng Mỹ xả thêm dầu từ Kho dự trữ chiến lược có thể khiến liên minh tăng mức độ giảm sản lượng.
Giá dầu dự báo đạt 110 USD/thùng năm 2023
Ông Jeff Currie, Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Goldman Sachs, cho rằng triển vọng trung hạn của giá dầu năm sau là rất tích cực. Ngân hàng giữ nguyên dự báo giá dầu năm 2023 ở mức 110 USD/thùng.
Tuy nhiên, ông Currie cũng chỉ ra ảnh hưởng từ nhu cầu dầu thấp của Trung Quốc và nhận định rằng OPEC có thể sẽ cân nhắc yếu tố Trung Quốc và khả năng cao sẽ đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng.
Giá dầu tăng khoảng 2 USD/thùng hôm thứ Năm (1/12) do dự báo về việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và sự nới lỏng các biện pháp chống dịch ở Trung Quốc. Giá dầu cũng hưởng lợi từ sự yếu đi của đồng Đô la Mỹ và dữ liệu sản xuất tích cực từ khu vực đồng tiền chung Euro.
OPEC sản xuất 29,01 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 11, giảm 710.000 thùng so với tháng trước đó. Trong số 2 triệu thùng/ngày cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC+, 1,27 triệu thùng/ngày đã được cắt giảm từ 10 thành viên ban đầu của OPEC, khiến sản lượng từ tháng 10 đến tháng 11 giảm 720.000 thùng/ngày. Theo khảo sát của Reuters, điều đó có nghĩa là sản lượng thực tế thấp hơn 800.000 thùng/ngày so với mục tiêu sản lượng tháng 11 đã cam kết. Trên thực tế, các nhà khai thác dầu từ châu Phi như Angola và Nigeria không có khả năng khai thác thêm. |
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Đỗ Khánh
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1