Động lực nào khiến Bulgaria không tăng phí trung chuyển khí đốt của Nga vào thời điểm hiện tại?

09:59 | 13/12/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Cựu Thủ tướng, lãnh đạo Đảng Công dân vì sự phát triển châu Âu của Bulgaria - Boyko Borisov và cựu Thủ tướng kiêm đồng Chủ tịch Hiệp hội chính trị “Chúng tôi tiếp tục thay đổi” - Kiril Petkov cho biết Bulgaria sẽ không tăng cước phí vận chuyển khí đốt vào thời điểm hiện tại.
Serbia thay đổi bản đồ năng lượng của châu ÂuSerbia thay đổi bản đồ năng lượng của châu Âu
Qatar sẽ chiếm 40% tổng nguồn cung LNG mới vào năm 2029Qatar sẽ chiếm 40% tổng nguồn cung LNG mới vào năm 2029
Động lực nào khiến Bulgaria không tăng phí trung chuyển khí đốt của Nga vào thời điểm hiện tại?
Ảnh minh họa

"Hiện tại, chúng tôi đang trì hoãn việc thực hiện tăng cước phí trung chuyển khí đốt. Chúng tôi đang làm việc cùng với Ủy ban châu Âu và khi Ủy ban châu Âu đưa ra cho chúng tôi một cơ chế toàn diện thì chúng tôi sẽ thực hiện nó", ông Petkov, được trang mạng Focus trích dẫn.

“Chúng tôi đã tiến rất gần đến việc gia nhập Hiệp ước Schengen,.. và chúng tôi sẽ không bỏ lỡ cơ hội này vì phí trung chuyển, vì vậy chúng tôi sẽ nhượng bộ để tuân theo cách tiếp cận của châu Âu,” ông Borisov nói.

Trước đó, Hungary, Serbia và Bắc Macedonia tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp chung để ngăn Bulgaria áp dụng phí bổ sung cho việc vận chuyển khí đốt của Nga. Budapest, Belgrade và Skopje cho rằng quyết định của Sofia mâu thuẫn với nguyên tắc đoàn kết châu Âu và vi phạm các quy tắc thương mại của EU.

Vào ngày 13 tháng 10, Quốc hội Bulgaria đã đưa ra mức phí bổ sung 20 lev (khoảng 10 euro) mỗi MWh đối với việc vận chuyển khí đốt của Nga chảy qua đường ống TurkStream và các nhánh của nó tới Serbia, rồi đến Hungary.

Ngày 17/10, Serbia và Hungary đã chuẩn bị một tuyên bố chung, trong đó họ chỉ ra rằng quyết định của Bulgaria tăng giá cước vận chuyển khí đốt từ Nga là một bước đi thù địch "đe dọa an ninh cung cấp năng lượng" của hai nước này. Ngày 10/11, Hungary gửi thư tới Ủy ban châu Âu. Sau đó, Bắc Macedonia đã gửi yêu cầu liên quan đến vấn đề này lên Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Quyết định của Quốc hội đã gây ra tranh cãi ngay trong chính Bulgaria. Vào ngày 26 tháng 10, Tổng thống Rumen Radev đã kháng cáo lên Tòa án Hiến pháp liên quan đến việc đưa ra các khoản phí bổ sung cho việc vận chuyển khí đốt của Nga, lưu ý rằng luật được thông qua này đã vi phạm một số quy định của Hiến pháp, các nguyên tắc đảm bảo quyền tài sản và sáng kiến ​​kinh tế tự do. Theo Tổng thống, bước đi như vậy không tuân thủ tính hợp pháp của thuế và phí, vì tình trạng pháp lý của khoản đóng góp đó không rõ ràng - đó là thuế, phí hay nghĩa vụ ?

Yến Anh

Tass