Dầu đậu tương và lúa mỳ tăng mạnh trong phiên hôm qua
![]() |
Ảnh minh họa.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Giá đậu tương tăng nhẹ 0.4% lên 1440.00 cents/giạ. Theo hãng tư vấn Safras & Mercado, mưa lớn kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất đậu tương và có khả năng hãng này sẽ giảm dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2020/21 của Brazil trong báo cáo tới. Hiện tại, nông dân tại Brazil đã bán trước khoảng 75% sản lượng dự kiến, do đó việc sản lượng có thể bị cắt giảm gây lo ngại về khả năng thực hiện các đơn hàng đã ký kết trước đó và sẽ là yếu tố hỗ trợ giá đậu tương trong trung hạn. Ở một khía cạnh khác, số liệu trong báo cáo Cung – cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy tồn kho đậu tương cuối niên vụ vẫn được giữ nguyên ở mức 120 triệu tấn như trong báo cáo tháng 2 trong khi tồn kho đậu tương cuối niên vụ của thế giới được điều chỉnh tăng nhẹ so với báo cáo trước. Trong giai đoạn này, việc các số liệu của USDA không cho thấy biến động nhiều không có gì đặc biệt do đây đang là thời điểm giữa các mùa vụ tại Mỹ, trong khi mùa vụ đậu tương tại Nam Mỹ cũng đang bước vào giai đoạn kết thúc.
Giá khô đậu tương tăng 0.07% lên mức 416.6 USD/tấn Mỹ còn giá dầu đậu tương tăng mạnh 2.08% lên mức 53.55 cents/pound. Trong khi giá khô đậu tương kết thúc phiên khá gần với mức giá đóng cửa trong phiên hôm trước, dầu đậu tương lại có mức tăng vượt trội nhờ đà tăng của giá dầu cọ. Chính phủ Ấn Độ cho biết nhập khẩu dầu cọ trong tháng 3 và tháng 4 sẽ cao hơn so với tháng 2 do sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ từ khối nhà hàng và khách sạn, đã là thông tin hỗ trợ giá dầu cọ, và tác động tích cực lên giá dầu đậu tương.
Giá ngô giảm 0.23% về 545.75 cents/giạ. Thông tin Trung Quốc tiếp tục xác nhận các cá thể lợn nhiễm dịch tả châu Phi mới tại tỉnh Tứ Xuyên làm tăng thêm lo ngại về việc cắt giảm nhu cầu tiêu thụ của nước này. Hiện tại, gieo trồng ngô vụ mới tại Brazil tiếp tục bị trì hoãn, tuy nhiên đây không còn là thông tin mới, do đó chỉ có tác động hạn chế đà giảm của giá ngô.
Lúa mỳ tăng 1.55% lên 656.50 cents/giạ. Thông tin một số nông dân tại Argentina sẽ trồng lúa mạch trong niên vụ tới thay cho lúa mỳ do các bất ổn trong chính sách cũng như nhu cầu nhập khẩu lúa mạch của Trung Quốc đã là yếu tố chính hỗ trợ đà tăng của giá. Bên cạnh đó, sự suy yếu của đồng Dollar trong ngày hôm qua cũng đã là thông tin hỗ trợ giá. Ở chiều ngược lại, việc Trung Quốc xác nhận ca nhiễm dịch tả lợn châu Phi mới tại tỉnh Tứ Xuyển đã phần nào hạn chế đà tăng này. Trong báo cáo Cung cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu lúa mỳ niên vụ 2020/21 của Australia được điều chỉnh tăng thêm 3 triệu tấn trong khi loại lúa mỳ này đang có sức cạnh tranh tại thị trường châu Á cũng đã là yếu tố “bearish” tạo sức ép lên giá lúa mỳ tại sàn CBOT.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Đức Huy
Tin: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam(Mxv)
- Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
- Liệu "Made in Vietnam" có phải là "Made in China" mới?
- Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu như thế nào từ ngày 2/5?
- Thị trường thời trang Việt Nam sẽ đạt 3,5 tỷ USD trong năm nay?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải kết nối dữ liệu với Bộ Công Thương
- Mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng rõ nét trong mùa Tết Ất Tỵ 2025
- Mexico cảnh báo thuế quan của Donald Trump sẽ “xóa sổ” 400.000 việc làm tại Mỹ
- Donald Trump tuyên bố tăng thuế đối với Canada, Mexico và Trung Quốc
- Xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục trước nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump
- “Ông lớn” kinh doanh vàng lãi đậm nghìn tỷ sau 10 tháng