Cục diện thị trường LNG châu Phi đang thay đổi triệt để

21:55 | 21/03/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các quốc gia mới tham gia vào thị trường khí đốt tự nhiên ở châu Phi như Mozambique, Senegal và Mauritania được dự báo sẽ dần thế chỗ Algeria, Nigeria, Libya và Ai Cập, vốn đã chiếm 92% sản lượng của lục địa này từ năm 1970 đến năm 2021.
Cục diện thị trường LNG châu Phi đang thay đổi triệt để

84,7% trữ lượng khí đốt tự nhiên mới đang trong giai đoạn tiền sản xuất của châu Phi nằm ở 7 quốc gia chưa từng có lịch sử khai thác nhiên liệu hóa thạch, theo một báo cáo được công bố bởi tổ chức phi chính phủ Global Energy Monitor.

Báo cáo dựa trên dữ liệu từ Công cụ theo dõi khai thác dầu khí toàn cầu (GOGET) do tổ chức phi chính phủ chuyên giám sát các dự án dầu khí trên toàn thế giới đưa ra, họ đã chứng mình rằng Mozambique là nơi có 44,9% trữ lượng vẫn đang trong giai đoạn tiền sản xuất, tiếp theo là Senegal (15,1%), Mauritania (11,2%), Tanzania (10%), Nam Phi (1,9%), Ethiopia (0,8%) và Morocco (0,8%).

Tổng trữ lượng của bảy quốc gia này lên đến hơn 5137,5 tỷ mét khối (mm3). Do đó, những nước mới tham gia vào thị trường khí đốt sẽ dần thế chỗ các nước sản xuất truyền thống, cụ thể là Algeria, Nigeria, Libya và Ai Cập, những nước này đã chiếm 92% sản lượng khí đốt tự nhiên được sản xuất tại châu Phi từ năm 1970 đến năm 2021.

Algeria, Ai Cập, Libya và Nigeria vẫn sẽ thống trị sản lượng khí đốt trong ngắn hạn, nhưng Mozambique và các quốc gia có tiềm năng khí đốt khác tại châu Phi, trong tương lai có thể sẽ chiếm hơn 50% sản lượng khí đốt của lục địa này vào năm 2038.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, sự phát triển của nhiều dự án khác nhau đang trong giai đoạn tiền sản xuất và các cơ sở hạ tầng xuất khẩu, bao gồm cả ở các nước sản xuất truyền thống, sẽ cần khoản đầu tư mới ước tính khoảng 329 tỷ USD.

Báo cáo đã trích dẫn một số các dự án khí đốt chính trong giai đoạn tiền sản xuất: Golfinho-Atum (Mozambique), Grand Tortue Ahmeyim (Senegal và Mauritania) và Zafarani (Tanzania).

Sản xuất cho mục tiêu xuất khẩu

Nếu 79 dự án tiền sản xuất được liệt kê ở châu Phi được thực hiện, sản lượng khí đốt của lục địa này sẽ tăng khoảng 33% vào năm 2030.

Các khoản đầu tư mới dự kiến cũng sẽ tăng trong nửa sau của thập kỷ hiện tại, với quyết định đầu tư cuối cùng cho nhiều dự án được mong đợi sẽ diễn ra trong giai đoạn này.

Global Energy Monitor cũng chỉ ra rằng, phần lớn các dự án mới về sản xuất khí đốt tự nhiên không dành cho mục tiêu tiêu dùng trong nước, bất chấp tỷ lệ điện khí hóa thấp ở các trung tâm khí đốt châu Phi tương lai như Mozambique (30%), Tanzania (40%) và Mauritania (47%).

Trong giai đoạn tiền sản xuất, nhiều địa điểm khai thác khí đốt có liên kết với các terminal xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Chi phí đầu tư tại các terminal LNG được ước tính khoảng 103 tỷ USD, 92% trong số đó sẽ tài trợ cho các kho cảng xuất khẩu LNG.

Năm quốc gia châu Phi sẽ phụ trách việc phát triển các terminal xuất khẩu là Tanzania, Mozambique, Nigeria, Mauritania và Senegal. Ngoại trừ Nigeria, bốn quốc gia còn lại đều nằm trong số những quốc gia mới tham gia vào thị trường.

Dữ liệu của Global Energy Monitor cũng cho thấy phần lớn trữ lượng từ các mỏ khí đốt mới ở châu Phi thuộc sở hữu của các công ty có trụ sở tại châu Âu, đồng nghĩa phần lớn lợi nhuận từ các dự án sẽ không chảy vào châu lục này.

Các công ty nhà nước của Algeria và Mozambique - Sonatrach và Empresa Nacional de Hidrocarbonetos (ENH), là số ít công ty châu Phi được liệt kê trong danh sách 10 doanh nghiệp sở hữu trữ lượng hàng đầu về các mỏ khí đốt tiền sản xuất trên lục địa.

Khủng hoảng năng lượng làm bùng nổ cuộc đua điên loạn giành các kho LNG nổiKhủng hoảng năng lượng làm bùng nổ cuộc đua điên loạn giành các kho LNG nổi
Dự báo thị trường LNG năm 2023Dự báo thị trường LNG năm 2023
Thị trường LNG có thể trở nên bão hòa vào năm 2027Thị trường LNG có thể trở nên bão hòa vào năm 2027

Nh.Thạch

AFP

vietinbank
ajinomoto