Chuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: GreenGo xây dựng nhà máy nhiên liệu xanh tại Đan Mạch

13:55 | 30/01/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Năng lượng tái tạo sẽ chiếm 24% tổng nguồn cung của Mỹ năm 2023; Hà Lan hạn chế khai thác dầu khí trên bờ để hướng tới các mục tiêu về khí hậu; Trung Quốc xem xét cấm xuất khẩu công nghệ pin mặt trời… là một số tin tức đáng chú ý.
Chuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: Sản xuất năng lượng sạch sẽ tăng trưởng đáng kểChuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: Sản xuất năng lượng sạch sẽ tăng trưởng đáng kể
Chuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: EU tuyên bố cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng sạchChuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: EU tuyên bố cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng sạch
Chuyển động Năng lượng bền vững tuần qua: GreenGo xây dựng nhà máy nhiên liệu xanh tại Đan Mạch
Trang trại điện gió ngoài khơi Kriegers Flak ở biển Baltic nằm giữa Đan Mạch, Đức và Thụy Điển. (Ảnh minh họa)/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

GreenGo xây dựng nhà máy nhiên liệu xanh tại Đan Mạch

Dự án có tên "Megaton" sẽ đặt trụ sở tại đô thị Ringkobing-Skjern ở phía tây Đan Mạch. Đây sẽ là dự án nhằm phát triển 4 GW năng lượng mặt trời và gió để sản xuất nhiên liệu xanh, giúp cắt giảm lượng khí thải.

Megaton có thể đi vào hoạt động trước năm 2030 và đặt mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn nhiên liệu xanh, chẳng hạn như hydro, bằng cách chuyển đổi năng lượng tái tạo thông qua quá trình điện phân.

GreenGo cho biết nhiên liệu xanh là cần thiết để đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu vào năm 2050 và cũng sẽ giúp Đan Mạch đạt được mục tiêu giảm 70% lượng khí thải CO2 vào năm 2030.

Kết hợp lại, các dự án của GreenGo sẽ sản xuất 11,5 TWh năng lượng xanh hàng năm, tương ứng với hơn 30% tổng mức tiêu thụ điện năng hiện tại của Đan Mạch. Việc sản xuất nhiên liệu xanh sẽ tiêu thụ 85% sản lượng điện dự kiến.

Năng lượng tái tạo sẽ chiếm 24% tổng nguồn cung của Mỹ năm 2023

Trong báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) mới nhất của mình, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) nhận định rằng tỷ trọng sản lượng năng lượng tái tạo của Mỹ sẽ tăng lên 24% tổng nguồn cung vào năm 2023, so với 21% năm ngoái. Trong đó, 2/3 công suất mới sẽ đến từ các dự án năng lượng mặt trời và hầu hết phần còn lại sẽ đến từ các dự án điện gió mới.

Từ năm 2017-2022, sản lượng điện gió của Mỹ đã tăng hơn 60%, đạt 143 GW, mức tăng trung bình hàng năm khoảng 12%. Đối với năm 2023, EIA dự báo công suất mới sẽ tăng 11%/năm, tương đương với thêm 12 GW.

Mặt khác, tăng trưởng năng lượng mặt trời sẽ tăng 2 điểm phần trăm trong năm nay, EIA cho biết. Ngành điện của Mỹ hiện đang vận hành khoảng 74 GW công suất năng lượng mặt trời, tương đương khoảng 3% tổng công suất phát điện. Vào cuối năm 2024, con số đó có thể tăng 84% lên 137 GW.

UAE hướng tới mục tiêu 14 GW năng lượng tái tạo năm 2030

Hiện tại, tổng công suất từ năng lượng sạch của UAE đang ở mức khoảng 9,2 GW.

Đến năm 2050, 50% tổng nguồn cung năng lượng cho UAE dự kiến sẽ đến từ các nguồn năng lượng sạch và tái tạo.

UAE cũng đang đẩy mạnh năng lượng tái tạo và khử carbon.

Hà Lan hạn chế khai thác dầu khí trên bờ để hướng tới các mục tiêu về khí hậu

Chính phủ Hà Lan cho biết các hoạt động thăm dò sẽ bị giới hạn trừ các dự án ở các mỏ khí đốt ngoài khơi dưới Biển Bắc, điều vẫn cần thiết để hạn chế sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Việc khoan trên bờ sẽ chỉ diễn ra tại các mỏ khí đã được cấp phép, trong khi việc cấp phép mới sẽ dừng lại.

Hà Lan trong nhiều thập kỷ là một trong những nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu thông qua mỏ Groningen khổng lồ ở phía bắc đất nước.

Tuy nhiên, sản xuất khí đốt ở đó đã bị cắt giảm đến mức tối thiểu trong những năm gần đây để hạn chế rủi ro địa chấn trong khu vực và việc khai thác dự kiến sẽ kết thúc vào năm tới.

Hà Lan có khoảng 175 mỏ khí đốt nhỏ trên đất liền đang hoạt động và có thể cung cấp khoảng 400 tỷ mét khối (bcm) khí đốt.

Trung Quốc xem xét cấm xuất khẩu công nghệ pin mặt trời

Bộ Thương mại cùng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đang lấy ý kiến công chúng về việc bổ sung một số phương pháp quan trọng để sản xuất các tấm nền wafer của pin mặt trời cao cấp vào danh sách các công nghệ mà nước này cấm xuất khẩu.

Tấm wafer là những ô vuông silicon siêu mỏng được ghép lại với nhau thành các tấm pin mặt trời. Hiện nay, Trung Quốc chiếm 97% sản lượng tấm wafer toàn cầu.

Động thái này của Bắc Kinh cho thấy các chính phủ ngày càng chú ý đến tầm quan trọng chiến lược của hoạt động sản xuất tấm pin mặt trời khi công nghệ này trở thành nguồn năng lượng mới lớn nhất hành tinh. Các nước từ Mỹ đến Ấn Độ đang chạy đua phát triển chuỗi cung ứng trong nước để hạn chế lợi thế của Trung Quốc trong lĩnh vực tấm pin mặt trời.

Indonesia lên kế hoạch triển khai sàn giao dịch tín chỉ carbon để giảm phát thải

Ngày 24/1, quan chức Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản (ESDM) Mohamad Priharto Dwinugroho cho biết: “Hạn ngạch sẽ được ấn định chậm nhất vào ngày 31/1. Sau khi đạt được hạn ngạch, các doanh nghiệp được yêu cầu tiến hành giao dịch tín chỉ carbon”.

Theo ông Dadan Kusdiana, một quan chức cấp cao khác thuộc ESDM, giai đoạn đầu tiên của kế hoạch giao dịch tín chỉ carbon sẽ quy tụ các nhà máy điện than có công suất tối thiểu 100 MW được kết nối trực tiếp với lưới điện thuộc sở hữu của công ty quốc doanh Perusahaan Listrik Negara (PLN). Số liệu của ESDM cho thấy 99 nhà máy điện than với tổng công suất lắp đặt 33,6 GW có thể tham gia giao dịch tín chỉ carbon trong năm nay.

Các nhà máy điện thải ra lượng carbon nhỏ hơn mức hạn ngạch của mình có thể tiến hành giao dịch phần còn lại với các nhà máy có lượng khí thải vượt hạn ngạch. Các công ty không giao dịch tín chỉ carbon sẽ được cấp hạn ngạch phát thải thấp hơn vào năm tới.

G.Minh (t/h)

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/