Chi phí khí đốt đè nặng lên nền kinh tế Đức
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Nền kinh tế lớn nhất EU đã giảm tổng lượng khí đốt nhập khẩu 2,5 lần từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay so với cùng kỳ hai năm trước. Tuy nhiên, phân tích cho thấy chi phí nhiên liệu vẫn giữ nguyên ở Đức do giá tăng gấp 2,5 lần.
Nhìn chung, lượng mua khí đốt của Đức giảm 1,8 lần xuống còn 65,9 tỷ mét khối trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2022 từ mức 121,7 tỷ mét khối trong cùng kỳ năm 2021. Hơn nữa, cơ quan này cũng phát hiện ra rằng nhập khẩu từ Nga đã giảm xuống chỉ còn 47,9 tỷ mét khối trong năm nay.
Đức, quốc gia phụ thuộc 40% nhu cầu khí đốt của Nga trước năm 2022, là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do việc Nga cắt giảm nguồn cung năng lượng vào năm ngoái. Nguồn cung đã bị cắt giảm đáng kể hoặc bị dừng hoàn toàn sau khi EU, trong đó có Đức, áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow để đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong ba quý đầu năm nay, Berlin đã trả 21,3 tỷ euro (23 tỷ USD) cho nguồn cung cấp khí đốt so với 22,2 tỷ euro cùng kỳ năm 2021 bất chấp nhập khẩu giảm mạnh. Điều này là do giá trung bình năm cho một mét khối khí đốt đã tăng hơn gấp đôi từ 0,18 euro vào năm 2021 lên 0,45 euro trong năm nay.
Cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài do thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành sản xuất của Đức. Giá nguyên liệu thô và năng lượng tăng vọt đã gây thiệt hại cho hầu hết các ngành công nghiệp của đất nước. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình ở Đức đã phải đối mặt với gánh nặng hóa đơn năng lượng leo thang trong năm qua, khi các nhà cung cấp điện và khí đốt phải vật lộn với giá thị trường bán buôn cao hơn và phí vận chuyển khí đốt tăng cao.
Yến Anh
RT
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh