Châu Âu chuyển qua lưu trữ khí đốt tại Ukraine

08:05 | 05/09/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các quốc gia châu Âu đã gửi khoảng 1,1 tỷ m3 khí đốt đến Ukraine vào tháng 8 để lưu trữ dưới lòng đất gần biên giới phía tây, khi họ đã gần như lấp đầy các cơ sở lưu trữ trong nước và Nga có khả năng sẽ ngưng xuất khẩu qua đường ống qua Ukraine trong mùa đông này, Upstream Online đưa tin.
EU sẽ khởi động đợt mua khí đốt chung thứ ba vào tháng 9EU sẽ khởi động đợt mua khí đốt chung thứ ba vào tháng 9
Giá khí đốt của EU vẫn còn nguy cơ tăng vọt trong mùa đông nàyGiá khí đốt của EU vẫn còn nguy cơ tăng vọt trong mùa đông này
Châu Âu chuyển qua lưu trữ khí đốt tại Ukraine
Ảnh minh họa

Trong nửa đầu năm nay, Ukraine đã nhập khoảng 800 triệu m3 từ các hệ thống kết nối tại biên giới với Slovakia, Hungary, Moldova và Ba Lan, theo cơ quan truyền tải khí đốt của nước này, Operator GTS Ukrainy.

Trong số 1,1 tỷ m3 được nhập khẩu, khoảng 66% được lưu trữ cho các đơn đặt hàng trong tương lai, và họ được phép lưu trữ khí trong vòng 3 năm mà không phải trả thuế quan. Phần còn lại sẽ được xuất khẩu.

Operator GTS cho biết hơn một nửa lượng khí đã đến vào tháng 8 thông qua liên kết đường ống với Slovakia, quốc gia có khả năng nhập khẩu lớn nhất qua các hệ thống kết nối.

Theo công ty, liên kết với Slovakia ít được sử dụng hơn so với các liên kết với các quốc gia châu Âu khác, vốn đã hoạt động với 81 - 98% công suất.

Operator GTS nói rằng lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu đã duy trì ở mức cao vào đầu tháng 9, khi lưu trữ tại châu lục này đã đạt khoảng 92% sức chứa, tương đương trên 100 tỷ m3 khí.

Ukraine ước tính có khoảng 31 tỷ m3 công suất lưu trữ khí đốt dưới lòng đất trong các hầm chứa chuyên dụng ở độ sâu từ 400 - 2.000 m. Trong số đó, có khoảng 25 tỷ m3 lưu trữ ở gần biên giới phía tây của Ukraine với các quốc gia châu Âu.

Naftogaz Ukrainy, công ty nhập khẩu, phân phối và khai thác khí đốt của Ukraine, cho biết họ đã lưu trữ khoảng 14 tỷ m3 và đặt mục tiêu tăng thêm 700 triệu m3 để chuẩn bị cho nhu cầu tăng cao trong mùa đông.

Đỗ Khánh

Upstream Online