Cái giá phải trả cho lệnh cấm dầu của Nga vào thị trường EU
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Ông Viskovic nói với RT bên lề diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga:“Các nguồn năng lượng của Nga đang đến nhưng với sự trợ giúp của nhiều bên trung gian khác nhau”. Ông nói thêm rằng đây là “cái giá phải trả” cho những hạn chế dầu của Nga vào thị trường EU.
Ông nói: “Khi những công ty lớn trên toàn cầu xáo trộn tình hình, những bên không trực tiếp tham gia vào các quá trình này sẽ phải chịu những tổn thất nhất định”.
Theo ông Viskovic, Republika Srpska, Serbia và các quốc gia Tây Balkan chưa gia nhập EU và các hạn chế của G7 đối với Nga đang chịu tổn thất nhỏ hơn so với các nước châu Âu khác, trước đây vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga.
“Người dân ở châu Âu phải trả giá năng lượng cao hơn nhiều so với chúng tôi. Hiện tại chúng có giá cao gấp đôi và thiếu nguồn năng lượng. Họ thật may mắn vì mùa đông năm ngoái ôn hòa. Bây giờ thời tiết cũng đang ủng hộ họ nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian”, chính trị gia này cảnh báo.
Ông cũng trích dẫn ví dụ về Hungary, quốc gia không tuân thủ yêu cầu của EU trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Hiện tại, Budapest “nhận khí đốt và dầu của Nga, sau đó vận chuyển đến Serbia và cả Republika Srpska cũng như Bosnia và Herzegovina”.
Lãnh đạo của Republika Srpska tiết lộ rằng nước cộng hòa này đã sẵn sàng cho quá trình khí hóa quy mô lớn và sắp đạt được thỏa thuận với gã khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga về việc xây dựng hai nhà máy điện 30 megawatt tại đây.
Yến Anh
RT
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh