Các kho chứa tại châu Âu chỉ còn vẻn vẹn 37,5% khí đốt trong tháng Giêng

16:46 | 07/02/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu tại các kho chứa trên khắp lục địa này đã giảm từ mức 52% vào tháng 1/2021 xuống còn 37,5% vào tháng 1/2022, theo thông tin từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu.
Căng thẳng Nga - Ukraine khiến nguồn cung bị thắt chặt đẩy giá năng lượng tăng cao kỷ lụcCăng thẳng Nga - Ukraine khiến nguồn cung bị thắt chặt đẩy giá năng lượng tăng cao kỷ lục
Nga và Trung Quốc hợp tác thỏa thuận khí đốt 30 năm thông qua đường ống mớiNga và Trung Quốc hợp tác thỏa thuận khí đốt 30 năm thông qua đường ống mới
Thổ Nhĩ Kỳ muốn hợp tác năng lượng nhằm đưa khí đốt của Israel đến châu ÂuThổ Nhĩ Kỳ muốn hợp tác năng lượng nhằm đưa khí đốt của Israel đến châu Âu
Các kho chứa tại châu Âu chỉ còn vẻn vẹn 37,5% khí đốt trong tháng Giêng
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Vào tháng 1/2021, khoảng 60 tỷ mét khối (bcm) khí đốt đã được lưu trữ trên khắp châu Âu, chiếm 52% công suất chứa của các kho.

Trong cùng kỳ năm nay, dự trữ giảm 18 bcm xuống còn 42 bcm, giảm xuống còn 37,5% công suất chứa.

Ý có lượng khí đốt tự nhiên nhiều nhất ở châu Âu với 10 bcm, với mức chứa đạt 47% công suất. Đức theo sau Ý với 8,7 bcm với 35% công suất. Tiếp theo là Pháp với 4,4 bcm, chiếm 33%.

Về mức chứa khí đốt tự nhiên, Bồ Đào Nha dẫn đầu châu Âu với công suất 80%, tương đương 200 triệu mét khối (mcm). Vương quốc Anh theo sau với 75% - 750 mcm.

Hiện tại, các kho chứa của châu Âu đang ở mức 36,6% công suất.

Mùa đông lạnh hơn dự kiến ​​và sau đó là nhu cầu năng lượng tăng đột biến đã dẫn đến việc tăng sử dụng dự trữ khí đốt tự nhiên. Lượng khí đốt tự nhiên từ Nga gửi đến châu Âu qua Ukraine giảm và sản lượng từ các nhà máy thủy điện giảm cũng góp phần làm giảm lượng khí đốt trong các kho chứa.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng nguồn cung khí đốt của châu Âu có thể sẽ “có biến” do căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Các quan chức châu Âu và Mỹ lo ngại nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai nước, Nga - nước cung cấp 40% khí đốt cho châu Âu, sẽ đáp trả các lệnh trừng phạt bằng cách “đóng van đường ống”.

Nga cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu thông qua tập đoàn năng lượng Gazprom, thông qua các hợp đồng dài hạn hoặc các thỏa thuận giao dịch một lần trên thị trường giao ngay.

Các chuyên gia cho rằng Nga đang sử dụng đường ống dẫn khí Nord Stream-2 gây tranh cãi để làm đòn bẩy ở châu Âu, tăng cường tầm quan trọng của mình trong việc truyền dẫn năng lượng rất cần thiết đến châu Âu.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh

vietinbank
ajinomoto