Biden: Nga không thể nào có thể thao túng khí đốt tự nhiên vì mục đích chính trị

03:03 | 02/11/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Ngày 30/10, Tổng thống Biden cho biết trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đức rằng Nga sẽ không thể nào có thể thao túng khí đốt tự nhiên vì các mục đích chính trị.
Ba Lan đang yêu cầu Nga giảm giá khí đốt theo hợp đồng YamalBa Lan đang yêu cầu Nga giảm giá khí đốt theo hợp đồng Yamal
Nga tìm cách ràng buộc châu Âu bằng các hợp đồng khí đốt dài hạnNga tìm cách ràng buộc châu Âu bằng các hợp đồng khí đốt dài hạn
Biden: Nga không thể nào có thể thao túng khí đốt tự nhiên vì mục đích chính trị
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Biden đã thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó Thủ tướng Olaf Scholz tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome vào thứ Bảy 30/10 và ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung nhau thực hiện Tuyên bố chung Mỹ-Đức về hỗ trợ Ukraine và An ninh Năng lượng Châu Âu nhằm “đảm bảo rằng Nga không thể thao túng các dòng khí đốt tự nhiên vì mục đích chính trị gây hại, ”theo thông tin từ Nhà Trắng về cuộc họp.

Nhà Trắng đưa tin Biden cũng "thảo luận về tình hình ở Afghanistan, trong đó ông đề cập đến những nỗ lực hỗ trợ nhân đạo" và "cảm ơn Đức đã tiếp đón 35.000 người Afghanistan khi họ chuyển đến Mỹ."

Cùng ngày diễn ra cuộc hộp này, có thông tin từ một nhà điều hành đường ống của Đức tiết lộ đường ống Yamal-Europe – đường ống vận chuyển khí đốt từ Ba Lan đến Đức đã ngừng hoạt động.

Nga cung cấp khí đốt cho Tây Âu qua một số đường ống và trong đó có một đường ống là đường ống Yamal-Europe với công suất 33 tỷ mét khối mỗi năm.

Ngày 30/10, Gazprom cho biết họ đã đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên của khách hàng ở châu Âu.

Xuất khẩu khí đốt của Nga đang được giám sát chặt chẽ trong bối cảnh giá khí đốt ở châu Âu tăng đột biến.

Theo Reuters, Cơ quan năng lượng quốc tế và một nhóm các nhà lập pháp châu Âu cho biết Gazprom đã không tăng đủ lượng khí đốt cung cấp đến châu Âu, tuy nhiên công ty này dám chắc họ đang đáp ứng thỏa thuận khí đốt theo quy định.

Đầu tháng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định ở một mức độ nào đó, Mỹ cũng có lỗi với tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu, ông cho rằng chính nguồn cung LNG của Mỹ đến châu Âu giảm là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này."

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh