Nga tìm cách ràng buộc châu Âu bằng các hợp đồng khí đốt dài hạn

09:41 | 29/10/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Nga có kế hoạch nối lại các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn, nhằm ràng buộc các nước châu Âu, theo Yuriy Vitrenko - Chủ tịch Hội đồng quản trị Naftogaz của Ukraine.
Gazprom và Moldova đàm phán các điều khoản cung cấp khí đốt mớiGazprom và Moldova đàm phán các điều khoản cung cấp khí đốt mới
Hoa Kỳ: Hóa đơn khí đốt tự nhiên dân dụng dự kiến tăng 30% trong mùa đông nàyHoa Kỳ: Hóa đơn khí đốt tự nhiên dân dụng dự kiến tăng 30% trong mùa đông này
Nga tìm cách ràng buộc châu Âu bằng các hợp đồng khí đốt dài hạn
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

"Putin không hề giấu giếm ý định sẵn sàng nối lại hệ thống những hợp đồng dài hạn với các nước châu Âu, vì vậy về lâu dài, ông ấy thực sự đang ràng buộc các nước đó và đang toan tính một âm mưu địa chính trị liên quan đến từng quốc gia đó", Vitrenko nói.

Ông cũng cho biết Nga đang sử dụng khí đốt như một vũ khí địa chính trị để tống tiền châu Âu và thuyết phục họ chứng nhận Nord Stream 2 càng sớm càng tốt.

Vitrenko nhắc lại Gazprom đã cố tình hạn chế nguồn cung khí đốt cho châu Âu xuống mức thấp kỷ lục, khiến giá khí đốt trên thị trường châu Âu tăng mạnh. Cùng với đó, tuyến đường ống trung chuyển của Ukraine đang bị chặn đứng, không thể vận chuyển khí đốt của các nhà sản xuất ​​Đông Á và các công ty khí đốt của Nga, ngoại trừ Gazprom.

Trước đó, Thủ tướng Ba Lan - Mateusz Morawiecki đã cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra và giá khí đốt tăng vọt ở châu Âu là do sự phụ thuộc quá mức của EU vào Gazprom.

Vào ngày 10/9, Gazprom thông báo hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Đường ống chạy từ Nga sang Đức, bỏ rơi Ukraine, được đặt dọc đáy biển Baltic. Cổ đông duy nhất trong dự án là Gazprom. Hiện tại, đường ống này đang chờ cơ quan quản lý của Đức cấp giấy chứng nhận.

Ukraine, Ba Lan, các nước Baltic và Hoa Kỳ liên tục phản đối Nord Stream 2. Chính phủ của các quốc gia này, cũng như một nhóm các thành viên Nghị viện châu Âu có tầm ảnh hưởng, cho rằng Moscow đã sử dụng Nord Stream 2 như một vũ khí năng lượng nhằm đối phó với Ukraine và toàn bộ cộng đồng châu Âu.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh