Australia: Chính sách áp trần giá khí của Chính phủ gây lo ngại
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Các công ty năng lượng hoạt động tại Australia đang lo lắng về mức trần giá khí đốt trong nước trong năm ngoái, điều đã dẫn đến ít nhất một dự án đầu tư bị đình trệ. Mức trần 12 AUD/gigajoule, được đưa ra vào tháng 12, ban đầu được dự định kéo dài đến cuối năm 2023 như một biện pháp kiềm chế việc giá khí đốt tăng vọt.
Giờ đây, Chính phủ Úc có kế hoạch mở rộng mức trần đến giữa năm 2025, và miễn cho các nhà sản xuất nhỏ khỏi mức giá trần nếu họ chỉ cung cấp khí đốt cho thị trường nội địa. Các nhà sản xuất lớn hơn cũng có thể được miễn nếu họ cam kết cung cấp đủ khí tự nhiên cho thị trường nội địa.
Dự thảo đề xuất của chính phủ, cái gọi là Luật Khí đốt, hiện đang được tham khảo và cho ý kiến cho đến ngày 12/5.
“Luật Khí đốt sẽ đảm bảo cung cấp đủ khí đốt của Australia cho người dân với giá cả hợp lý, mang lại cho các nhà sản xuất sự chắc chắn mà họ cần để đầu tư vào nguồn cung và đảm bảo rẳng Australia vẫn là đối tác thương mại đáng tin cậy bằng cách cho phép các nhà sản xuất LNG đáp ứng các cam kết xuất khẩu của họ,” theo Chính phủ Australia.
Tuy nhiên, các đối tác và đồng minh thương mại năng lượng chính của quốc gia này ngày càng lo ngại về các đề xuất mới về can thiệp thị trường năng lượng ở Australia. Điều này cũng có thể làm suy yếu các kế hoạch đầu tư mới vào khí đốt tự nhiên và các nguồn năng lượng khác tại xứ sở chuột túi.
Đầu năm nay, Chính phủ Australia đã đề xuất cải cách Cơ chế An ninh Khí đốt Nội địa Australia (ADGSM), “nhằm đảm bảo có đủ nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu dự báo của người tiêu dùng khí đốt trong nước bằng cách kiểm soát xuất khẩu LNG nếu cần thiết.”
Công ty luật toàn cầu White & Case đã cảnh báo vào tháng 2 rằng việc áp đặt trần giá khí đốt và đề xuất rằng can thiệp của Chính phủ đối với khối lượng LNG xuất khẩu có thể bị phản đối bởi các nhà đầu tư nước ngoài.
White & Case cho biết: “Việc áp dụng các biện pháp như vậy không phải là không có rủi ro đối với Australia, khi quốc gia này đã ký kết một số hiệp ước đầu tư nơi các công ty LNG chủ chốt được thành lập.”
Đỗ Khánh
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1