Vì sao xuất nhập khẩu của Trung Quốc liên tục giảm mạnh?

18:50 | 09/09/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 8/2023, làm gia tăng áp lực lên các cơ quan chức năng trong việc đưa ra các biện pháp mới để cải thiện nền kinh tế.
Nga tăng cường các biện pháp để hỗ trợ đồng rúp mất giáNga tăng cường các biện pháp để hỗ trợ đồng rúp mất giá
Thời kỳ thịnh vượng của Đức sắp kết thúcThời kỳ thịnh vượng của Đức sắp kết thúc

Mối đe dọa suy thoái ở châu Âu và lạm phát cao ở nhiều nền kinh tế chính là một trong những lý do góp phần làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc. Điều này vốn càng trở nên trầm trọng hơn do động thái của một số nước phương Tây nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Hơn hết, hy vọng vào sự khởi sắc trong các hoạt động kinh tế diễn ra sau khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách Zero-Covid vào cuối năm ngoái đã không được như mong đợi, trong khi lĩnh vực bất động sản của nước này tiếp tục "hỗn loạn".

“Điềm xấu” kinh tế Trung Quốc: Xuất nhập khẩu liên tục giảm mạnh
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2023, nhập khẩu giảm 7,3% so với cùng kỳ vào tháng trước, xuất khẩu - vốn từng là động lực tăng trưởng quan trọng của Trung Quốc - đã giảm 8,8%.

Các chuyến hàng đến các nước phương Tây trong tháng 8 cũng đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, hàng hóa đến Mỹ giảm 17,4% và đến Liên minh châu Âu (EU) thấp hơn 10,5%. Song, xuất khẩu sang Nga vẫn mạnh mẽ, thậm chí còn tăng 63,2%.

Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management nhận xét, sự sụt giảm liên tục này là do nhu cầu bên ngoài liên tục yếu, "trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách là những thách thức kinh tế trong nước, đặc biệt là thị trường bất động sản".

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn trong tình trạng hỗn loạn, các nhà chức trách đang phải chịu áp lực ngày càng tăng trong việc đưa ra những biện pháp hỗ trợ mới sau nhiều tháng suy yếu.

Thay vì áp dụng các biện pháp gây tốn kém, Trung Quốc cho đến nay đã áp dụng các biện pháp có mục tiêu hơn như nới lỏng các hạn chế về thế chấp và cắt giảm các lãi suất cơ bản.

Nhưng điều đó đã khiến các nhà đầu tư và giới quan sát thất vọng và cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc có thể rơi vào thời kỳ trì trệ tương tự như những gì đã từng xảy ra ở Nhật Bản kể từ khi giai đoạn bong bóng giá bất động sản khiến cả thập kỷ sau đó, nền kinh tế Nhật lâm vào tình trạng trì trệ, nợ xấu tăng cao và gây ra nhiều hệ lụy khác vào đầu những năm 1990.

Theo ông Zhang Zhiwei, cần thêm thời gian để xác định mức độ hiệu quả của các chính sách này trong việc ổn định những khó khăn trong lĩnh vực bất động sản nói riêng và nền kinh tế của nước này nói chung. Ông cho rằng: "Trung Quốc có thể sẽ tung ra nhiều biện pháp chính sách hơn để thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tới". Ngoại trừ sự phục hồi ngắn ngủi trong tháng 3 và tháng 4, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm gần như liên tục kể từ tháng 10/2022.

Vì sao xuất nhập khẩu của Trung Quốc liên tục giảm mạnh?
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Vào tháng 7/2023, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020, khi nhu cầu toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Và sự sụt giảm nhập khẩu tháng 8 này đã đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên tiếp, đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước đang suy yếu.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc cũng đã giảm xuống còn 68,3 tỷ USD, so với 80,6 tỷ USD của tháng trước.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 0,8% trong thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 6/2023. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục hơn 20% trong tháng 6, theo số liệu chính thức.

Ngành dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng đáng kể vào tháng trước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại chậm hơn nhiều so với dự kiến ​​đã làm tăng thêm tâm lý tiêu cực trong tuần này.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ánh Ngọc