Vì sao G7 hỗ trợ 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển đổi năng lượng?
![]() |
![]() |
![]() |
Theo thống kê của BP, Việt Nam là nước tiêu thụ than lớn thứ 9 thế giới và dựa vào than để sản xuất khoảng một nửa sản lượng điện vào năm 2021.
Dữ liệu từ BP cũng chỉ ra việc phụ thuộc nhiều vào than đá để sản xuất năng lượng khiến Việt Nam xếp thứ 22 trên toàn cầu về tổng lượng khí thải carbon dioxide (CO2) năm 2021.
G7 lên kế hoạch hỗ trợ Việt Nam không chỉ vì quy mô sử dụng than và ô nhiễm hiện tại, mà vì dự báo tăng trưởng khí thải trong những năm tới nếu hệ thống năng lượng vẫn tiêu thụ nhiều than như hiện nay.
|
Quỹ đạo phát thải từ ngành điện trong 5 năm qua cho thấy mức độ gây ô nhiễm tiềm tàng của Việt Nam trong những thập kỷ tới.
Từ năm 2017 đến năm 2021, lượng phát thải của ngành điện Việt Nam từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã tăng 65,3% lên hơn 121 triệu tấn CO2 hoặc các loại khí tương đương, dữ liệu từ Ember cho thấy.
Theo dữ liệu từ Ember, 64,3% sản lượng điện của Việt Nam năm 2021 được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch (52% từ than và 12% từ khí đốt), trong khi 35,7% đến từ các nguồn năng lượng sạch (30% từ thủy điện và 5% từ năng lượng mặt trời).
Gần 1/3 tổng sản lượng điện của Việt Nam đến từ thủy điện, và nguồn điện này có thể được sử dụng linh hoạt để bù đắp cho sự gián đoạn của các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Điều đó có nghĩa là Việt Nam có vị trí thuận lợi để tận dụng lợi thế của việc nâng cấp hệ thống năng lượng với tiềm năng duy trì đà tăng trưởng kinh tế của đất nước đồng thời giảm sự phụ thuộc vào than.
Kế hoạch tài trợ do các quốc gia G7 đề xuất cung cấp cho Việt Nam nguồn lực để thực hiện các khoản đầu tư lớn vào sản xuất năng lượng để có thể làm cán cân nghiêng hẳn về phía năng lượng sạch.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Đỗ Khánh
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
- Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
- Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
- TS. Dư Văn Toán: Tiềm năng và thách thức của điện rác tại Việt Nam