Vì đâu mà nước Đức một lần nữa bị ví như "Người bệnh của châu Âu"?

08:44 | 23/09/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Christian Sewing - Giám đốc điều hành (CEO) của Deutsche Bank cảnh báo nền kinh tế ngày càng trì trệ của Đức một lần nữa bị ví như "Người bệnh của châu Âu" nếu các vấn đề về cơ cấu không được giải quyết ngay lập tức.
Thương mại Nga - Mỹ lao dốc kỷ lụcThương mại Nga - Mỹ lao dốc kỷ lục
OECD: Anh đối mặt cú sốc lạm phát tồi tệ nhất trong các nền kinh tế phát triểnOECD: Anh đối mặt cú sốc lạm phát tồi tệ nhất trong các nền kinh tế phát triển
Vì đâu mà nước Đức một lần nữa bị ví như
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Danh xưng "Sick Man of Europe" (Người bệnh của châu Âu) thường được dùng để chỉ một nước thành viên châu Âu đang gặp kinh tế khó khăn nổi bật hoặc nghèo đói. Đức đã từng nắm giữ biệt danh này vào những năm sau 1990, khi quá trình gắn kết Đông Đức và Tây Đức lại với nhau đã làm suy yếu sự năng động của nền kinh tế.

"Chúng tôi không phải là "Người bệnh của châu Âu", nhưng cũng quả thực là có những yếu điểm trong nền kinh tế làm kìm hãm và ngăn cản nó phát triển tiềm năng to lớn của mình", ông Christian Sewing cho biết hôm 20/9.

Ông nói thêm rằng: "Chúng ta sẽ trở thành "Người bệnh của châu Âu" của châu Âu nếu không giải quyết triệt để những vấn đề này ngay bây giờ", đồng thời ông cũng nhấn mạnh rõ các vấn đề như giá năng lượng tăng cao và khó lường, kết nối internet chậm, mạng lưới đường sắt lỗi thời, tồn đọng số hóa, thiếu công nhân lành nghề, quan liêu quá mức và thủ tục phê duyệt kéo dài.

Nền kinh tế lớn nhất EU tiếp tục vật lộn với những thách thức trong lĩnh vực sản xuất khi phải chịu chi phí năng lượng leo thang. Nước Đức đã chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý đầu tiên của năm nay khi tăng trưởng GDP được điều chỉnh từ 0 xuống -0,3%.

Theo Ngân hàng Bundesbank, nền kinh tế Đức sẽ lại đình trệ trong quý này do tiêu dùng tư nhân giảm và sự suy yếu ngày càng tăng của ngành này.

Theo CEO của Deutsche Bank, các nền kinh tế ở châu Âu nên tránh phụ thuộc quá vào các ngân hàng ngoài châu Âu. Ông đề xuất: "Ở châu Âu, chúng tôi cần một khuôn khổ giúp các ngân hàng có nhiều thời gian hơn để cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tài trợ trên thị trường vốn và tạo điều kiện cho tăng trưởng trên toàn châu Âu".

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ánh Ngọc