Trung Quốc: Mục tiêu giảm phát thải chống ô nhiễm môi trường còn là một chặng đường dài
Qatar sẽ cung cấp 1 triệu tấn LNG cho Trung Quốc trong vòng 15 năm |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Giá than luyện cốc tại Đại Liên đã tăng lên 694 USD / tấn vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, đầu vào sản xuất thép chính đã giảm khoảng 33% kể từ đó. Than luyện cốc trong tuần này giảm xuống còn 464 USD / mét
Tờ Global Times của Trung Quốc đưa tin, Kế hoạch phát thải kim loại của Trung Quốc cho thấy rằng họ sẽ nỗ lực để loại bỏ công suất lỗi thời và dư thừa trong lĩnh vực kim loại nặng.
Thời báo Hoàn cầu đưa tin, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc chuyển giao các công ty mạ điện chuyên nghiệp đến các khu công nghiệp đặc biệt.
Trung Quốc là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Phần lớn lượng khí thải của Trung Quốc đến từ sản xuất nhiệt điện than.
Tuy nhiên, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc có vẻ hơi nghi ngờ về các mục tiêu chống ô nhiễm mới.
Một báo cáo của hãng tin Reuters mới đây cho biết trong một báo cáo rằng: Trung Quốc còn một chặng đường dài phía trước về bảo vệ môi trường.
Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin, theo Quốc vụ viện mặc dù tình hình sinh thái của đất nước đã được cải thiện một số kể từ khi khởi động chiến dịch chống ô nhiễm, nhưng sẽ rất khó để giải quyết ô nhiễm và đảm bảo rằng lượng khí thải carbon đạt mức cao nhất vào năm 2030. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã cam kết đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060.
Dữ liệu của Bộ Sinh thái và Môi trường cho thấy lượng phát thải kim loại nặng trong nước thải của Trung Quốc giảm từ 167,8 tấn năm 2016 xuống còn 120,7 tấn năm 2019, điều đó đánh dấu mức giảm 28%.
Một số chất ô nhiễm kim loại nặng trong danh sách kiểm soát và ngăn ngừa của Trung Quốc bao gồm chì và thủy ngân, chúng được sử dụng phần lớn trong ngành công nghiệp mạ điện, ngành sản xuất hóa chất và ngành kinh doanh thuộc da.
Ô nhiễm môi trường đã gây rắc rối cho Trung Quốc trong một thời gian dài. Một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khí thải từ các nhà máy nhiệt điện than ở Trung Quốc đang “bón” cho Bắc Thái Bình Dương một "chất dinh dưỡng kim loại" quan trọng đối với sinh vật biển.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chivy
- Vai trò của AI trong Quản lý Năng lượng và Phát triển bền vững
- Xu hướng AI 2025 và tương lai ngành năng lượng toàn cầu
- Cần những “cú hích” để thúc đẩy thói quen phát triển bền vững
- Chuyển đổi "xanh" ngành vận tải biển: Thách thức và giải pháp
- Tổ máy 2 Thủy điện Ialy mở rộng đóng điện, hòa lưới thành công
- Ứng phó mưa lớn, nhiều hồ thủy điện mở cửa xả nước về hạ du
- VSOE 2024: Cơ hội kết nối với những chuyên gia hàng đầu về công trình ngoài khơi
- Chuyên gia quốc tế gợi mở lộ trình chuyển đổi kinh tế tuần hoàn của Việt Nam
- "Ai dám đầu tư vào điện nếu cơ chế giá không thay đổi?"
- Thủy điện Sê San 4A (S4A) chi hơn 50 tỷ đồng trả cổ tức năm 2024